Bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài: Không chạy theo trào lưu
‘Đầu tư ra nước ngoài không phải chạy theo trào lưu, mà đều được các DN bảo hiểm cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên chiến lược phát triển dài hạn của DN, nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng như phân tích rõ những thế mạnh tại các thị trường dự kiến đầu tư’, ông Cao Minh Sơn, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm CVI chia sẻ với ĐTCK về những cơ hội đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm.
Đã có những ý kiến e ngại, thậm chí là nghi ngờ về ‘trào lưu’ đầu tư ra nước ngoài của các DN bảo hiểm phi nhân thọ, nhất là khi thị trường trong nước còn mênh mông chưa khai phá hết. Là người trong cuộc, ông nhận định thế nào về việc đầu tư ra nước ngoài này?
Với sự phát triển khá tốt của nền kinh tế, cộng với dân số đông, môi trường hấp dẫn cho các dự án đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các DN bảo hiểm trong và ngoài nước khai phá.
Tuy nhiên, do thực trạng chung là có quá nhiều DN hoạt động trên thị trường, trình độ nhận thức của người dân về bảo hiểm chưa cao, nên sự phát triển của các DN bảo hiểm tại Việt Nam còn rất hạn chế. Tình hình cạnh tranh giữa các DN là khá gay gắt, bao gồm cả các hình thức cạnh tranh phi kỹ thuật như hạ phí, hạ mức khấu trừ, mở rộng điều khoản điều kiện Mở rộng đầu tư ra ngoài thị trường Việt Nam là một hướng đi mới và có thể coi là một xu hướng tất yếu của các DN bảo hiểm nhằm khai thác các thị trường mới nổi, có nhiều cơ hội, và đang rộng mở đối với các NĐT.
Ngoài các NĐT là DN bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm Campuchia có hấp dẫn các NĐT nước ngoài không, thưa ông?
Hiện nay, thị trường bảo hiểm Campuchia có 6 DN bảo hiểm và 1 DN tái bảo hiểm. Ngoài Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Campuchia và Công ty Bảo hiểm Quốc gia Campuchia (Caminco) có 100% vốn trong nước, các DN còn lại đều có vốn góp nước ngoài: CVI là công ty bảo hiểm có 80% vốn đầu tư từ Việt Nam; Asia Insurance (Cambodia) có vốn góp giữa các liên doanh bảo hiểm của Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia; Campubank Longpac là công ty của Malaysia; Forte có vốn góp của Singapore; Infinity Insurance là công ty liên doanh của một tập đoàn kinh tế trong nước và nước ngoài. Điều này chứng tỏ thị trường bảo hiểm Campuchia khá hấp dẫn các NĐT nước ngoài.
Bên cạnh lĩnh vực bảo hiểm hàng không và xe cơ giới, nhóm sản phẩm bảo hiểm tài sản kỹ thuật cũng sẽ là một lĩnh vực tiềm năng đối với các DN bảo hiểm khi gia nhập thị trường Campuchia.
Theo ông, khó khăn lớn nhất của các DN bảo hiểm Việt Nam khi thâm nhập thị trường này là gì?
Thứ nhất, về năng lực bảo hiểm, đa phần DN bảo hiểm hiện đang hoạt động tại Campuchia đều có vốn góp của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Do đó, họ nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ công ty mẹ ở nước sở tại trong việc cung cấp năng lực bảo hiểm để chấp nhận các rủi ro tại thị trường Campuchia. Bên cạnh đó, các DN này cũng đã có thời gian hoạt động khá lâu tại Campuchia, nên hiểu rõ đặc thù rủi ro của thị trường, từ đó có được các điều kiện điều khoản phù hợp hơn.
Đối với các DN Việt Nam, năng lực bảo hiểm chủ yếu phụ thuộc vào các công ty tái bảo hiểm nước ngoài, đặc điểm thị trường mới nên rất khó để thu xếp được chương trình bảo hiểm/tái bảo hiểm đủ sức cạnh tranh với các DN cũ, đặc biệt là đối với những dự án lớn.
Thứ hai, về việc thiết lập hệ thống mạng lưới kinh doanh. Tại Việt Nam, 1 công ty bảo hiểm có thể có nhiều chi nhánh và có mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước. Việc khai thác các dịch vụ bán lẻ như xe cơ giới, con người chủ yếu dựa vào mạng lưới này. Nhưng ở Campuchia, để được hoạt động với tư cách là đại lý bảo hiểm, cá nhân hoặc tổ chức phải được Bộ Kinh tế Tài chính nước này cấp giấy phép hoạt động, phải đăng ký mã số thuế và phải ký quỹ 10.000 USD tại Ngân hàng Trung ương Campuchia trong suốt thời gian hoạt động. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng mạng lưới đại lý của các công ty bảo hiểm, ảnh hưởng đến nguồn doanh thu từ hoạt động đại lý cho các DN bảo hiểm nói riêng và doanh thu của toàn thị trường bảo hiểm nói chung.
Thứ ba, sự khác biệt về ngôn ngữ và tập quán kinh doanh cũng là một khó khăn khá lớn cho các DN Việt Nam khi bắt đầu kinh doanh tại thị trường Campuchia. Sự khác biệt giữa hệ thống luật pháp và tập quán kinh doanh cũng yêu cầu các DN Việt Nam phải có sự nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật có liên quan, cũng như có sự linh hoạt trong hoạt động cho phù hợp với đặc thù của thị trường.
CVI được trợ giúp rất nhiều từ các mối quan hệ khách hàng của BIDV. Nếu không có sự trợ giúp này thì sao, thưa ông?
Không thể phủ nhận để có những bước đi bắt đầu vững chắc như ngày hôm nay của CVI là nhờ rất lớn vào sự hậu thuẫn của BIDV và sự hỗ trợ đắc lực về mặt nghiệp vụ bảo hiểm của BIC.
CVI đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các mối quan hệ của BIDV, đó là những thuận lợi giúp CVI có nền tảng và điểm tựa mạnh trong giai đoạn khởi đầu. Nhưng tôi cho rằng, để tồn tại và trụ vững trên thị trường, đặc biệt là khi cuộc cạnh tranh đang thực sự bắt đầu, thì điểm tựa tốt không phải là tất cả.
Những dự án của các NĐT Việt Nam vào thị trường Campuchia thông qua sự hỗ trợ của ngân hàng cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa phát sinh doanh thu cho bảo hiểm. CVI đã phải tự vận động tìm kiếm những khách hàng lớn, có quan hệ với các cổ đông góp vốn khác như Hãng hàng không Quốc gia Campuchia, Công ty Cavifoods, Ngân hàng Canadian Bank Các khách hàng này đã lựa chọn CVI và đang tiếp tục tín nhiệm CVI cho các hợp đồng bảo hiểm tiếp sau đó. Chúng tôi đang trưởng thành và tự cạnh tranh bằng chính năng lực và chất lượng dịch vụ bảo hiểm của mình.
Ngọc Lan thực hiện / Đầu tư Chứng khoán điện tử
http://www.bic.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Thi-truong-bao-hiem/14178/
Thị trường Bảo hiểm Việt Nam dưới góc nhìn của người trong cuộc
Thị trường bảo hiểm Việt Nam, những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển thường bao giờ cũng kéo theo nhiều điều bất cập, đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải có những chiến lược cụ thể để tồn tại và phát triển.
Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam
Việt Nam sau 15 năm mở cửa thị trường, nền kinh tế có những biến chuyển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Tính đến nay, Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động. Ngoài ra còn có sự hiện diện của hơn 33 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài.
Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ liên quan tới bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm… đã được công ty triển khai cung cấp cho khách hàng đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú, đa dạng của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là trong thời gian 5 năm gần đây tăng khoảng 22%, (theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) đã cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ làm cho khả năng thanh toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư lại cho nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khẳng định vai trò của mình. Đây thực sự là một kênh huy động vốn quan trọng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn và chủ yếu là gửi tại các tổ chức tín dụng nay chuyển sang đầu tư dài hạn theo các danh mục đầu tư như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư trực tiếp các kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống….
Song song cùng với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như sự mở rộng quy mô hoạt động, số lượng người làm việc trong ngành bảo hiểm cũng tăng lên đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hơn 14.000 cán bộ, nhân viên và trên 140.000 đại lý bảo hiểm.
Những yếu tố tạo đà cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây. Đó là do sự ổn định về chính trị, kinh tế cũng như chính sách mở cửa làm cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ đó làm gia tăng và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế. Thêm nữa, Chính phủ đã có những giải pháp thích hợp giúp nền kinh tế nước nhà vượt qua những bước thăng trầm của cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho thu nhập của người dân được cải thiện từ đó thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra hành lang vững chắc cho các doanh nghiệp tự do hoạt động theo khuôn khổ pháp luật; đặc biệt thị trường tài chính Việt Nam phát triển không ngừng với sự tham gia của các tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước đã tác động không nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói riêng.
Để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển ổn định và bền vững Bộ Tài chính, cụ thể là Cục quản lý và Giám sát bảo hiểm ngoài việc tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm nên đưa ra những chính sách ưu tiên cộng đồng đồng hóa rủi ro thông qua việc đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm với các doanh nghiệp trong nước trước khi chuyển tái rủi ro ra nước ngoài. Đây là cơ hội giúp các công ty trong nước có thể nâng cao năng lực tài chính thông qua hình thức nhận nhượng chia sẻ rủi ro để có cơ hội phát triển. |
Mặt khác, do tính chất khắc nghiệt của việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các công ty bảo hiểm phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng lưới phân phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người dân thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ giám định và giải quyết bồi thường. Ngày nay, bảo hiểm không còn là từ quá xa lạ với cộng đồng xã hội. Người dân đã bắt đầu nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống cộng đồng và cuộc sống cá nhân. Chính sự tương tác này đã làm cho “miếng bánh” thị phần bảo hiểm được mở rộng chứ không bị thu hẹp, co cụm như thời gian trước đó.
Động thái của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
Trong thời gian tới, giai đoạn từ 2010-2015, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển và biến chuyển không ngừng. Điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Gần đây việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng, kéo theo ngành BH cũng phát triển, nhất là đầu tư ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho BH xây dựng lắp đặt, BH tài sản, BH kỹ thuật, BH trách nhiệm phát triển.
Xã hội phát triển, lộ trình cổ phần hóa là điều tất yếu. Chế độ sở hữu tư nhân buộc chủ doanh nghiệp muốn bảo toàn vốn và tài sản trước mọi rủi ro phải nghĩ tới nhu cầu cần được BH. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, của DN ngày một tốt hơn cũng khiến nhu cầu BH phát sinh như: BH trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, luật sư, tư vấn thiết kế…; BH tài sản; BH rủi ro tài chính; BH trách nhiệm sản phẩm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh; BH trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp… Luật KDBH sẽ được sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của DNBH, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BH là môi trường thuận lợi để thị trường BH phát triển. Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo, bao gồm giới chủ DN tư nhân, các chuyên gia giỏi trong DNVN và DN có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ trang trại đều có nhu cầu BH Nhân thọ cho mình và người thân. Bên cạnh đó cũng phải kể đến công tác tuyên truyền của ngành BH ngày một rộng rãi khiến nhận thức của người dân về BH cũng thay đổi.
Thuận lợi thì nhiều song khó khăn vì thế cũng không ít. Do số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện, thạo luật định đều có quyền xin phép thành lập DNBH, trong đó có các DNBH nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Điều này làm cho môi trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn bởi sự trèo kéo của các DNBH mới.
DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm BH qua biên giới (vào Việt Nam): Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các DNBH đang hoạt động tại Việt Nam (DNVN, liên doanh, 100% vốn nước ngoài). Trước hết, họ không thể biết được thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ (DNBH đang hoạt động ở nước ngoài) cụ thể là ai đang bán sản phẩm BH vào Việt Nam. Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử dụng là loại gì không được biết rõ: đơn BH, điều khoản BH, điều kiện BH, phí BH như thế nào? Thứ ba, DNBH đang hoạt động tại Việt Nam phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh thu từ Việt Nam, trong khi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế trên. Trong một cuộc chiến, “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. DNBH đang hoạt động ở nước ngoài biết rất rõ DNBH đang hoạt động tại Việt Nam, song DNBH đang hoạt động tại Việt Nam lại không biết gì về DNBH đang hoạt động tại nước ngoài. Đây thực sự là khó khăn và thách thức lớn.
Kênh phân phối sản phẩm BH đã bộc lộ nhiều yếu kém: Bảo hiểm sau một thời gian tăng trưởng nhanh đi cùng với tăng trưởng mở rộng kênh phân phối qua đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng doanh thu nên nhiều DN chưa chú trọng đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý. Rất may, những năm gần đây tăng trưởng bị chững lại, các DNBH đã nhận thức ra được vấn đề để quan tâm, đầu tư công sức hơn cho việc nâng cao chất lượng đại lý BH. BH phi nhân thọ vẫn giữ cung cách khai thác chủ yếu từ cán bộ BH, cạnh tranh về phí BH, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý BH phi nhân thọ mang tính chuyên nghiệp. Các công ty môi giới cạnh tranh lẫn nhau, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tự ý bổ sung điều kiện, điều khoản BH, hạ phí BH gây bất lợi cho DNBH và thị trường BH.
Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả: Hệ thống công nghệ thông tin của các DNBH chưa cập nhật được từng hợp đồng BH phát sinh, chưa phân loại được khách hàng, rủi ro BH, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi BH. Chúng ta không thể chấp nhận được việc một xe ô tô bị tai nạn đã mua BH biết được biển số xe nhưng các DNBH đùn đẩy cho nhau và cho rằng mình không bán BH cho chiếc xe này. Điều này bộc lộ rõ sự yếu kém của các DNBH trong hệ thống công nghệ thông tin.
Cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng con đường hạ phí BH, không chú trọng nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng: Phí BH trên thị trường BHVN hiện nay được hình thành chủ yếu qua con đường cạnh tranh hạ phí phi kĩ thuật mà không quan tâm đến đối tượng BH như thế nào, mức độ rủi ro ra sao. Phí BH một khách sạn 5 sao chỉ tương đương với phí BH một chiếc xe ô tô trị giá 1 tỉ đồng là một điều phi lý mà trên thị trường vẫn có DNBH chấp nhận để giành bằng được dịch vụ BH. Một trong những nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (lời cam kết của DNBH đến khách hàng). Tình trạng này dẫn đến không những các DNBH cạnh tranh lẫn nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một DNBH. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc khách hàng cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế.
Việc giải quyết bồi thường còn nhiều vướng mắc: Trước hết, tính công khai minh bạch về hồ sơ, thủ tục giải quyết bồi thường chưa được thực hiện. Thứ hai, việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường giảm phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt. Thứ ba, còn nhiều vướng mắc trong việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ sơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện. Thứ tư, việc tự quyết, tự chịu trách nhiệm của DNBH trong việc giám định bồi thường tổn thất chưa được phát huy và hay bị hình sự hóa. Thứ năm, các DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám định và giải quyết bồi thường (trung gian giữa DNBH và khách hàng) chưa hoạt động có hiệu quả và phán quyết của họ nhiều khi không được pháp luật công nhận. Cuối cùng là chưa có biện pháp xử phạt thích đáng DNBH trong việc chậm trễ bồi thường cũng như xử phạt thích đáng các hành vi trục lợi BH.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, theo quan điểm cá nhân tôi, sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Đương nhiên con người vẫn là chủ thể căn bản nhưng rõ ràng công nghệ thông tin có vai trò quyết định trong việc giảm chi phí quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Nhận thức rõ vấn đề này nên Công ty Bảo hiểm AAA đã đầu tư phần mềm Premia của tập đoàn cung cấp phần mềm bảo hiểm quốc tế 3i Infotech (công ty phần mềm trực thuộc một trong những Tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng có trụ sở đặt tại Ấn Độ). PREMIA được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu Oracle kết hợp với dòng máy chủ hiện đại system-P của IBM tạo nên tính vững chắc, bền bỉ và tin cậy tuyệt đối cho người dùng. Tổng mức đầu tư cho phần mềm này lên đến gần 4 triệu USD.
Người ta hay nói: “Không ai hiểu mình bằng mình”. Đây là lợi thế căn bản của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài. Bằng chứng là sau hơn hai năm mở cửa thị trường bảo hiểm, đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ các công ty bảo hiểm Việt Nam đã cạnh tranh một cách ngang ngửa với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính đến 6 tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn đang chiếm ưu thế, khẳng định được vị trí và giữ vững được thương hiệu trên thương trường.
Nguồn: Đỗ Thị Kim Liên/ Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA / VCCI
Thành viên Ban cố vấn www.vccinews.vn
http://vccinews.vn/?page=detail&folder=71&Id=1566
Tin tài chính – bảo hiểm trong nước
Bảo hiểm xe cơ giới – miếng bánh hấp dẫn ?
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm qua đã có một bước tăng trưởng khả quan. Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới năm qua tăng khá, đóng góp đáng kể vào mức tăng chung toàn thị trường. Hơn thế nữa, đây là một loại hình bảo hiểm khá phổ biến, có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân.
Một năm sôi động
2007 là một năm khá thuận lợi đối với ngành bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng với tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập quốc tế mạnh mẽ thông qua tiếp nhận vốn đầu tư và đổi mới quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ toàn thị trường đạt 8.359 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% so với năm 2006 – mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó, bảo hiểm xe cơ giới vẫn luôn là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm có mức đóng góp đáng kể cho thị trường. Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2007 đạt gần 2.500 tỷ đồng.
Kết quả trên có được là nhờ nhiều chính sách chế độ quản lý của các cơ quan chức năng được ban hành đã có tác động tích cực tới thị trường. Môi trường pháp lý thuận lợi đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng lâu dài. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 12/6/2007. Trong đó có điểm đáng chú ý nhất là thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới tối thiểu là 1 năm, khuyến khích chủ xe mua bảo hiểm nhiều hơn 1 năm với chế độ giảm phí. Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm và nâng mức trách nhiệm, phí trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người thứ ba được nâng lên 50% với tỷ lệ phí tăng lên 1,5 lần… giúp số phí thu tăng lên đáng kể. Nghị quyết số 32 của Chính phủ về công tác trật tự an toàn giao thông trong đó có chương trình đội mũ bảo hiểm là cơ hội để các doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy kết hợp với chương trình này. Thông tư liên tịch số 16 của Bộ Công an – Bộ Tài chính được ban hành tạo thuận lợi cho việc giám định tai nạn, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và hỗ trợ khai thác bảo hiểm. Trong quy chế điều tra tai nạn đã có nội dung cung cấp hồ sơ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, sự cộng tác giữa hai ngành đã chặt chẽ hơn trong quy trình giải quyết tai nạn và khai thác bảo hiểm. Đã có sự phối hợp toàn diện giữa cảnh sát giao thông và doanh nghiệp bảo hiểm trong khai thác bán bảo hiểm và kiểm tra, xử phạt những trường hợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định. Hoạt động tuyên truyền quảng bá cũng được đẩy mạnh cùng với sự phối hợp sâu rộng và toàn diện này. Ngoài ra, chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô (cả xe mới và xe cũ) đã khiến lượng xe nhập tăng vọt. Chỉ riêng năm 2007, đã có 28.000 chiếc xe được nhập vào Việt Nam, tăng 245% so với năm 2006. Đó là chưa kể lượng xe lắp ráp tại nội địa tăng gấp đôi, đạt 80.390 chiếc.
Tuy vậy, tình trạng giảm phí bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm tiếp tục là mối quan ngại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp lớn, chiếm khoảng 70% thị phần bao gồm Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), PJICO, Bảo Minh đã hợp tác với nhau vì một môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả. Các doanh nghiệp có thị phần nhỏ, mới ra đời lại mải miết chạy đua theo doanh thu. Điều đó khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngày càng “nóng” hơn. Một số doanh nghiệp bảo hiểm có bài học trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phải trả giá bằng tỷ lệ bồi thường cao, chi phí cao. Vì thế các doanh nghiệp này đã có vẻ dè dặt hơn trước bài toán hiệu quả kinh doanh; chủ động xiết lại bồi thường và tập trung khai thác bảo hiểm xe máy để tăng doanh thu và bù lại chi phí bồi thường các nghiệp vụ xe cơ giới.
Bảo hiểm Bảo Việt – thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lâu đời nhất và cũng là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bảo hiểm xe cơ giới, đã phát triển theo phương châm: Tăng trưởng, hiệu quả và phát triển bền vững. Bảo hiểm Bảo Việt không chạy đua cạnh tranh bằng mọi cách mà luôn kiên định chủ trương phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, linh hoạt trong các chương trình xúc tiến thương mại. Năm qua, doanh thu bảo hiểm xe cơ giới của Bảo hiểm Bảo Việt tăng trưởng trên 22%, trong khi tỷ lệ chi bồi thường giảm so với năm 2006. Bảo hiểm xe cơ giới cũng là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Bảo hiểm Bảo Việt
Quản lý rủi ro – vấn đề không của riêng ai
Tính đến hết năm 2007, toàn thị trường có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Con số các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xe cơ giới sẽ không dừng ở đó trong năm nay. Theo cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.
Nghị quyết số 32 của Chính phủ vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến khai thác bảo hiểm xe máy. Theo nhận định của một chuyên gia trong lĩnh vực này, đối tượng khách hàng của bảo hiểm xe máy thường phân tán, thời hạn bảo hiểm ngắn, do vậy doanh nghiệp nào mở rộng mạng lưới khai thác sẽ chiếm lĩnh được thị trường.
Tiềm năng của thị trường này rất lớn. Song để đạt được hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới quản lý rủi ro, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm. Hiện nay, mức phí bảo hiểm đã bị giảm quá nhiều, có thể nói là xuống mức “sàn”. Do vậy, giảm phí bảo hiểm để cạnh tranh là biện pháp không thể chấp nhận được.
Thực tế, hiện tượng trục lợi bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ thuật hết sức tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Hơn thế, nó còn tạo ra một tiền lệ xấu, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tạo thành một phản ứng dây chuyền. Việc điều tra gian lận, trục lợi bảo hiểm khá khó khăn do các đối tượng trục lợi thường tìm cách lách luật, có những thủ đoạn che giấu tinh vi. Theo ước tính, tỷ lệ bồi thường do gian lận thường chiếm khoảng 12 – 15% số tiền bồi thường hàng năm.
Hiện nay, một số doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới rất cao. Với tỷ lệ bồi thường lên tới 80% chắc chắn thu không đủ bù chi. Nếu như tỷ lệ này ở mức 60% cũng chỉ đủ trang trải các chi phí quản lý, chi phí khai thác,… Thông thường các doanh nghiệp mới nhập cuộc thường sa vào sai lầm này. Một cách vô tình hoặc cố ý, để chạy theo doanh thu các doanh nghiệp này thường hạ phí bảo hiểm rất thấp, đặc biệt trong những năm đầu.
Công tác quản lý khách hàng qua mạng chưa có sự liên thông giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong toàn thị trường với một danh sách “đen” các khách hàng có các hành vi gian lận, trục lợi. Vì thế, nhiều khách hàng xấu bị doanh nghiệp bảo hiểm này từ chối, lại được doanh nghiệp bảo hiểm khác đón nhận. Hậu quả là các doanh nghiệp bảo hiểm trở thành “nạn nhân” của các khách hàng “đen” này.
Ông Đinh Quang Tấn – trưởng phòng Bảo hiểm Xe cơ giới của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, mặc dù Bảo Việt là doanh nghiệp lâu năm nhất trên thị trường, rất có kinh nghiệm trong việc thẩm tra các vụ việc tiêu cực, nhưng cũng hết sức bất bình với các hành vi gian lận này. Các doanh nghiệp cần phải xới vấn đề này lên. Đây không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà bản thân các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần đồng lòng sát cánh với các doanh nghiệp bảo hiểm tổng kết và rút ra những kinh nghiệm kịp thời để có những giải pháp chống gian lận bảo hiểm hiệu quả.
Bảo hiểm AAA: Giải pháp an tâm- bảo toàn cho mô tô, xe máy
Tại Việt Nam, số lượng xe máy lưu thông trên đường đang ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu như mỗi gia đình đều sở hữu ít nhất một chiếc xe máy để phục vụ cho nhu cầu đi lại. Vì vậy, có thể coi xe máy là tài sản quan trọng mà mỗi người dân cần ý thức giữ gìn, bảo vệ.
Xuất phát từ mong muốn được hỗ trợ, chia sẻ bớt nỗi lo của người dân trong việc bảo vệ những chiếc xe máy của mình, ngay từ năm 2007, Công ty CP Bảo hiểm AAA đã tiên phong tung ra thị trường dòng sản phẩm “Bảo hiểm Tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô, xe máy”. Sản phẩm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thị trường. Đặc biệt, để sản phẩm ngày càng tiến gần hơn với đời sống của người dân, bắt đầu từ ngày 23/12/2010, Bảo hiểm AAA triển khai chương trình Giới thiệu sản phẩm Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô xe máy với thông điệp “Giải pháp an tâm – Bảo toàn tài sản”. Chương trình này, với các hoạt động diễu hành xe, liên kết với các đại lý của SYM tập trung quảng bá, giới thiệu tính ưu việt của sản phẩm đến với người dân.
Theo quy tắc bảo hiểm tổn thất của Bảo hiểm AAA đưa ra, chủ xe sẽ được bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp môtô, xe máy do các nguyên nhân như: cháy nổ; nhà ở hoặc nơi cư trú bị trộm cướp đột nhập, bị cướp khi đang đi trên đường; bị mất xe khi gửi trong bãi giữ xe (với điều kiện bãi xe đó phải được cấp phép); bị tai nạn trong quá trình môtô, xe máy được chuyên chở trên các phương tiện đường bộ, đường thủy, đường sắt; bị các các tai nạn do thiên tai như cây đổ, đất đá sụt lở… gây thiệt hại từ 75% trở lên.
Điều kiện mà Bảo hiểm AAA đưa ra đối với chủ phương tiện cũng đơn giản. Để được tham gia loại hình bảo hiểm này, xe máy chỉ cần có thời hạn dưới 7 năm tính từ ngày đăng ký lần đầu; có giá trị từ 8 triệu đồng trở lên tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm bình quân khoảng 2% trên giá trị xe/năm. Ví dụ, tại thời điểm này, một chiếc xe máy với giá khoảng 10 triệu đồng, sẽ phải đóng mức phí 75.000 đồng/năm; Honda hiệu Dylan hoặc SH mới, mức phí là 895.000 đồng/năm; xe Suzuki Smash khoảng 175.000 đồng/năm; xe Attila đời mới khoảng 395.000 đồng/năm…
Cách tính giá trị xe máy cũ để tính số tiền phí bảo hiểm và số tiền bồi thường là: xe sử dụng dưới 1 năm được tính bằng 100% trị giá xe mới; xe đã sử dụng từ 1 đến 3 năm được tính bằng 80% so với giá xe mới; xe sử dụng từ trên 3 đến 5 năm còn 65% và xe trên 5 năm còn 55% so với giá xe mới. Ngoài ra, khách hàng còn được giảm phí bảo hiểm dài hạn nếu đăng ký mua sản phẩm này trong thời gian 2 năm (giảm 15%) và 3 năm (giảm 20%) hoặc giảm phí do không tổn thất, với thời hạn sau 1 năm (giảm 10%), sau 2 năm (giảm 20%) và sau 3 năm (giảm 30%). Điểm nhấn của sản phẩm này là giảm phí theo nhóm, cứ nhóm 50 chiếc xe là được giảm 10% phí và nhóm 100 chiếc xe là được giảm 20% phí.
Để khách hàng có cái nhìn khách quan về sản phẩm, nhóm phóng viên chúng tôi đã có buổi trao đổi trực tiếp và lắng nghe ý kiến từ một số khách hàng:
Anh Mai Văn Phến, 424 Nguyễn Thái Sơn, P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM:(khách hàng vừa nhận bồi thường từ Bảo hiểm AAA): Tháng 10/2009 tôi có mua bảo hiểm Tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô xe máy của Bảo hiểm AAA. Vào tháng 11/ 2010, tức gần 1 năm sau khi mua bảo hiểm, kẻ gian đã đột nhập vào nhà riêng của tôi ở quận Gò Vấp và lấy cắp xe. Chiếc xe là tài sản lớn của hai vợ chồng tôi. Khi bị mất, chúng tôi đã rất lo lắng, nhưng may mắn thay, nhờ mua sản phẩm bảo hiểm mất cắp mô tô xe máy của Bảo hiểm AAA nên chúng tôi đã nhận được sự bồi thường thỏa đáng và nhanh chóng. Tôi và gia đình nhận thấy sản phẩm bảo hiểm này của Bảo hiểm AAA thật sự ý nghĩa và cần thiết. Khi mua xe mới, chắn chắn tôi sẽ tiếp tục tham gia sản phẩm bảo hiểm này, cũng như giới thiệu cho bạn bè và người thân cùng biết đến sản phẩm. Rủi ro ngoài ý muốn sẽ không ngoại trừ ai và bất cứ khi nào, vì vậy mua bảo hiểm là cách tốt nhất để đề phòng và hạn chế rủi ro.
Anh Lê Văn Út, 33 tuổi, chủ cửa hàng điện thoại di động, huyện Nhà Bè, TP.HCM: Tôi đang chọn lựa mua xe mới cho bà xã, cũng đã có tham khảo và được các bạn ở Bảo hiểm AAA tư vấn một số điều khoản của chương trình bảo hiểm mất cắp mô tô xe máy. Một số các điều khoản về các trường hợp được bảo hiểm cũng khá chi tiết và bao quát: như trong trường hợp mất cắp, cháy nổ, hỏa hoạn, hay thậm chí là tổn thất trong quá trình vận chuyển xe máy trên đường bộ, đường thủy…Sau khi tìm hiểu, tôi nhận thấy sản phẩm bảo hiểm này rất thiết thực vì không ai lường trước được rủi ro. Chắc chắn là phải đăng ký cho xe của bà xã và cho xe của mình luôn để an tâm hơn.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 28 tuổi, nhân viên Marketing, Q.7, TP.HCM:
Mình cũng nhận thấy chương trình bảo hiểm này có ích, và chi phí bảo hiểm cũng không quá cao, dao động trong khoảng từ 75,000 đến 2,000,000 đồng cho 1 năm tùy giá trị xe, phù hợp với mức chi trả của chủ sở hữu. Với chiếc Artila Elizabeth FI của mình thì mức phí đóng bảo hiểm tương ứng là 380,000 đồng cho 1 năm, khoảng 30,000 đồng cho 1 tháng, không nhiều mà khiến mình cảm thấy yên tâm vì đây là khoảng thời gian gần Tết, nạn mất cắp cũng thường xuyên xảy ra lắm . Lo xa vẫn tốt hơn.
Anh Trịnh Quốc Bảo, PGĐ Công ty THHH – TM DV Bến Thành Savico, Tổng đại lý SYM:
Như các bạn đã biết, xe máy đã trở thành phương tiện giao thông không thể thiếu của người dân Tp.HCM, nhất là khi đời sống được nâng cao, mọi người chấp nhận chi trả một số tiền lớn cho chiếc xe máy và xem đó là tài sản. Giá tiền của xe máy có thể dao động từ 7 triệu đến cả trăm triệu. Khi những rủi ro hay tai nạn ngoài mong muốn xảy ra, tài sản này có thể mất trắng. Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, chúng tôi mong muốn hợp tác với Bảo hiểm AAA, đặc biệt là với sản phẩm Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô xe máy nhằm giúp cho người tiêu dùng tìm được cho mình giải pháp an tâm – bảo toàn tài sản. Sắp tới, SYM chuẩn bị đăng ký mua một số lượng lớn sản phẩm bảo hiểm này của Bảo hiểm AAA để tặng cho khách hàng khi mua xe máy.
P.V
Bảo hiểm dài hạn xe máy – Cơ hội khai thác thị trường tiềm năng
CHỈ ĐẠO MỚI CỦA CHÍNH PHỦ: Bảo hiểm dài hạn xe máy – Cơ hội khai thác thị trường tiềm năng
Quan tâm đến tiềm năng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay, ai cũng nghĩ đến tiềm năng của nghiệp vụ bảo hiểm xe máy với số lượng 14 triệu xe và mỗi năm số lượng đăng ký mới lại tăng lên trên dưới 2 triệu xe.
Chỉ làm phép tính đơn giản, ta có thể tính được nếu thực hiện bảo hiểm đầy đủ số lượng xe trên, thì năm 2005 thị trường bảo hiểm sẽ có doanh thu 900 tỷ đồng (chưa tính đến khoảng 150 tỷ đồng về bảo hiểm chỗ ngồi trên xe) bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS ) của chủ xe máy.
Từ năm 2003, bảo hiểm xe máy có sự khởi sắc nhờ sự hỗ trợ của Nghị định 15 về xử phạt hành chính với các quy định xử phạt xe máy chưa tham gia bảo hiểm. Tuy vậy, thực tế thì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ khai thác được 35% số lượng xe vào thời điểm cao nhất. Hiện nay thì tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm đang giảm đi nhanh chóng cùng với sự buông dần việc thực hiện xử phạt hành chính của các cơ quan chức năng. Năm 2005 khai thác được khoảng 25% thị trường bảo hiểm xe máy trên toàn quốc.
Việc giảm sút số lượng xe máy tham gia bảo hiểm đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới về doanh số cũng như hiệu quả. Các doanh nghiệp dều thấy được vấn đề nhưng dường như chỉ còn biết than thở nhiều hơn là tìm được những biện pháp hữu hiệu.
Trăn trở với vấn đề trên, Bảo Việt Việt Nam đã nêu ý tưởng mới: Bảo hiểm dài hạn xe máy. Vấn đề không chỉ dừng ở việc thảo luận trong phạm vi doanh nghiệp mà đã được trình bầy lên Chính phủ thông qua Uỷ Ban An Toàn Giao Thông Quốc gia.
Ngày 21/7/2005, Chính phủ đã triệu tập họp sơ kết 6 tháng năm 2005 về công tác trật tự an toàn giao thông. Những việc các doanh nghiệp bảo hiểm đã làm tốt (giải quyết tốt các vụ tai nạn giao thông lớn), những điểm hạn chế (bảo hiểm xe máy còn chiểm tỷ lệ thấp) đã được đưa vào báo cáo thảo luận. Đây cũng là lần đầu tiên, nội dung bảo hiểm đã được đưa vào báo cáo của Uỷ ban ATGT quốc gia và thảo luận tại phiên họp chuyên đề của Chính phủ. Sau cuộc thảo luận, ngày 1/8/2005, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 134/ TB-VPCP, thông báo ý kiến kết luận và chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng: 6 nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuốinăm 2005, trong đó có chỉ đạo về triển khai bảo hiểm dài hạn đối với xe máy mới đăng ký.
Lợi ích của bảo hiểm xe máy dài hạn:
– Phí bảo hiểm chủ xe mua bảo hiểm sẽ giảm đi nhiều so với bảo hiểm từng năm. Bảo hiểm 3 năm (đối với xe trên 50cm3) chỉ còn 145.200đ thay vì 181.500đ.Người tham gia bảo hiểm không bị quên bảo hiểm hoặc đi lại làm thủ tục bảo hiểm hàng năm như trước.
– Việc kiểm tra kiểm soát xe chưa tham gia bảo hiểm sẽ giảm hẳn. Vấn đề nhậy cảm khi phải thực hiện biện pháp xử phạt đối với người dân được giải quyết.
– Việc bảo hiểm dài hạn 3 năm khi đăng ký mới không những trở thành quy định bắt buộc mà còn là tiền để tạo ra tập quán bảo hiểm dài hạn cho những xe đã đăng ký hoặc đến hạn tái tục bảo hiểm.
– Doanh thu khai thác bảo hiểm của các doanh nghiệp sẽ tăng cao đột biến. Ngược lại chi phí khai thác của các doanh nghiệp trên thị trường sẽ giảm rất nhiều.Hiệu quả này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh các doanh nghiệp chỉ còn biếtnhảy vào thị trường này với cuộc chạy đua về chi phí.
Bên cạch sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Bí thư đang có các hoạt động khảo sát thực tế để chuẩn bị quý 3 năm nay có cuộc tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 22/CT-TW ngày 24/2/2003 về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bám sát quá trình chuẩn bị này, các vụ chức năng chuẩn bị báo cáo đã đưa nội dung bảo hiểm xe máy vào đề cương báo cáo khảo sát.
Như vậy là trong những tháng cuối năm nay, các hoạt động chỉ đạo công tác trật tự ATGT của Đảng, Chính phủ đều có lưu ý bảo hiểm xe máy với vấn đề mới là bảo hiểm dài hạn.
Thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính Phủ, Bộ Công an có hướng dẫn số 05, quy định các xe máy đăng ký mới phải mua bảo hiểm.Nay để triển khai bảo hiểm dài hạn theo chỉ dạo mới của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ ra văn bản và thông báo đến Bộ Công an, quy định mức phí bảo hiểm dài hạn (3 năm) áp dụng cho xe mới đăng ký và thời điểm bắt đầu thực hiện.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đều thấy rõ lợi ích kinh doanh khi sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được Bộ chủ quản triển khai thực hiện.
Bảo Việt Việt Nam là một đơn vị được hưởng nhiều do chiếm thị phần lớn (50%) trong khai thác bảo hiểm xe máy. Các Công ty thành viên của Bảo Việt Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần, điều kiện phục vụ tốt nhất để đón bắt cơ hội tăng trưởng này.
Đinh Quang Tấn / Theo Bảo Việt
http://www.baoviet.com.vn/insurance/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=225&catId=27&lang=VN
Thị trường BH môtô – xe gắn máy : Vì sao chưa hấp dẫn?
Trước thực trạng phần lớn những người mua bảo hiểm TNDS chủ môtô, xe gắn máy hiện nay chỉ là những người mua xe mới để hoàn tất thủ tục đăng ký xe sau đó họ không tái thủ tục hợp đồng nữa, ông Phạm Đình Trọng – Phó Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính khuyến cáo: Việc bảo hiểm môtô, xe gắn máy rất có lợi cho các chủ sở hữu. Bởi khi không may xảy ra TNGT, chủ xe phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn do xe gây ra (người thứ ba) cả về tính mạng và tài sản của họ, đồng thời có thể phải bồi thường cho cả hành khách ngồi trên xe (nếu có thiệt hại).
Nếu chủ xe không mua bảo hiểm TNDS thì họ phải tự lo kinh phí để cho trả các khoản này, và rất có thể họ không chi trả được nếu vượt quá năng lực tài chính của mình, dẫn đến gây khó khăn cho cả chủ xe và người bị thiệt hại. Trường hợp chủ xe mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường các khoản trên.
Về việc người dân phản ánh các thủ tục bồi thường của các công ty bảo hiểm quá rắc rối, ông Trọng cho biết, hiện các thủ tục giải quyết bồi thường của một số công ty bảo hiểm còn phức tạp, gây phiền hà chủ xe, phần nào làm mất lòng tin đối với người tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy, sắp tới Bộ Tài chính sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo doanh nghiệp nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về bán và giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
Luật GTĐB quy định, người lái xe gắn máy khi điều khiển phương tiện phải mang theo 3 loại giấy: giấy đăng ký xe, GPLX, giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới.
Khi xảy ra TNGT, để được đền bù thỏa đáng từ các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định, khách hàng phải thông báo ngay với doanh nghiệp để được hướng dẫn kịp thời. Đồng thời thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất. Biên bản xử lý TNGT của cơ quan công an hay biên bản xác nhận của chính quyền địa phương sẽ là những tài liệu quan trọng khi lập hồ sơ giải quyết bồi thường.
Bảo hiểm xe cơ giới: Thấy gì từ những con số?
Theo thống kê chưa đầy đủ, mấy năm trở lại đây, mỗi năm ở nước ta xảy ra trung bình gần 15.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, khiến trên 12.500 người tử vong và cũng gần bằng ấy người bị thương tật
Điều đáng quan tâm là đa số những người bị tử vong do tai nạn giao thông đường bộ nằm trong lứa tuổi 15 – 45, độ tuổi làm ra nhiều của cải nhất cho xã hội, là trụ cột về kinh tế của các gia đình và trong số người bị chết có gần 2.000 là trẻ em.
Để giảm bớt tai nạn giao thông, bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, Nhà nước đã áp dụng các biện pháp chế tài mạnh mẽ đối với những hành vi cố tình vi phạm pháp luật về giao thông. Cùng với đó, về mặt tài chính, Nhà nước đã tổ chức và khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN bảo hiểm tiến hành và phát triển các dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Trong các loại hình bảo hiểm xe cơ giới thì ngay từ ngày 10/3/1988, Nhà nước đã ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe. Còn bảo hiểm thân xe hay vật chất xe, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe… là các loại hình bảo hiểm tự nguyện.
Đối với một đất nước có tới trên 20 triệu xe gắn máy, thu nhập của người lao động chưa cao, ý thức chấp hành luật lệ của đa số người tham gia giao thông còn thấp, thì việc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nhằm đảm bảo quyền được bồi thường của người bị nạn trong mọi trường hợp là cần thiết . Các quy định về chế tài, xử phạt đối với chủ xe cơ giới tham gia giao thông không mua bảo hiểm đã khiến cho số người tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều.
6 tháng đầu năm 2010, doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới tại 28 DN bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam đạt trên 2.516 tỷ đồng, thị phần cao nhất thuộc về Bảo Việt 25,92%, kế tiếp là PJICO 14,86%, Bảo Minh 11,97% và PVI 11,61%. Đây là loại hình bảo hiểm có doanh thu cao nhất trong số các nghiệp vụ bảo hiểm mà các DN bảo hiểm tại Việt Nam triển khai.
Để có được trên 10 triệu xe gắn máy được bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe, các DN bảo hiểm đã sử dụng một lượng lớn lao động không chuyên, gọi là đại lý, để phân phối sản phẩm bảo hiểm này đến người sử dụng xe. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã có hàng ngàn người có thu nhập thêm từ việc cộng tác với các DN bảo hiểm.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, các DN bảo hiểm đã chi 1.074 tỷ đồng để bồi thường cho các đối tượng được bảo hiểm xe cơ giới không may bị tai nạn. Đây là tỷ lệ tương đối cao nếu biết rằng trách nhiệm bồi thường của các DN bảo hiểm cho các chủ xe mua bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 còn kéo dài tới giữa năm 2011 và còn hàng ngàn hồ sơ tai nạn chưa được giải quyết do chưa hoàn thiện thủ tục hay tai nạn mới xảy ra. Điều này giải thích tại sao các DN bảo hiểm triển khai dịch vụ bảo hiểm này có khả năng sẽ không có lãi trong năm tài chính 2010.
Vì sao số chủ xe tham gia bảo hiểm đông như vậy, doanh thu phí bảo hiểm cao, mà các DN bảo hiểm vẫn không có lãi từ hoạt động này?
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là tần suất xảy ra tai nạn quá lớn, nhất là đối với bảo hiểm vật chất xe. Không ít chủ xe ôtô con, chỉ trong một năm đã tới công ty bảo hiểm 3 lần để đề nghị được “làm bảo hiểm” do xe bị nạn, nhỏ thì xước vỏ, vỡ kính, lớn thì méo bẹp…, số tiền mà DN bảo hiểm phải bồi thường gấp nhiều lần số phí mà các chủ xe này đã nộp khi mua bảo hiểm. Xe bị nạn là do tay lái của không ít người còn kém, tự gây hư hại xe ngay cả khi đưa xe vào “chuồng”. Nhưng đa phần, đáng buồn cho các DN bảo hiểm bị “chi tiền oan”, là khi xe ôtô được bảo hiểm dừng chờ đèn tín hiệu giao thông, bị các chủ xe máy cố len lách lao lên trước va quệt.
Số người thiệt mạng, số xe bị hư hại nặng do lái xe cố tình vi phạm luật lệ giao thông, vượt đèn đỏ, vượt đường ngang đường dành cho tàu hỏa cũng gia tăng, với mức độ trầm trọng hơn. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, việc bồi thường thiệt hại về con người đa phần không tính tới lỗi của chủ xe, lái xe. Trách nhiệm của các DN bảo hiểm trong trường hợp chết người là 50 triệu đồng/người.
Một nguyên nhân khác đó là các garage tăng giá dịch vụ sửa chữa khi biết xe được bảo hiểm mà chủ xe không phản ứng như khi không được bảo hiểm. Có những chi tiết, bộ phận có thể sửa chữa, nhưng chủ xe và garage đồng thuận yêu cầu thay để garage bán được phụ tùng, xe cũ được thay phụ tùng mới, chất lượng hơn. Mặc dù bị trừ chi phí khấu hao, nhưng nhìn chung, thiệt hại vẫn thuộc DN bảo hiểm.
Hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ phía chủ xe diễn ra ngày càng nhiều, khi xe bị tai nạn mới mua bảo hiểm, rồi tìm mọi cách để ghi lùi ngày xảy ra tai nạn; xe bị tai nạn do nguyên nhân không được bảo hiểm, nhưng lại tạo hiện trường giả hay tìm cách để được bồi thường với sự tiếp tay của cán bộ bảo hiểm và những người có trách nhiệm khác.
Hiện tượng khác cũng đáng lo ngại là tình trạng tranh chấp tại Tòa án giữa các DN bảo hiểm và người được bảo hiểm xe cơ giới ngày càng tăng, mà phần thua thiệt chủ yếu là các công ty bảo hiểm. Chẳng hạn, chủ xe chưa nộp phí bảo hiểm thì chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, nhưng Tòa vẫn phán bảo hiểm phải bồi thường. Xe bị tai nạn do lỗi kỹ thuật, không đủ điều kiện lưu hành, DN bảo hiểm cũng bị buộc phải bồi thường. Có những vụ mà DN bảo hiểm rất khó xử lý khi người lái xe máy lơ đãng tự lao vào xe ôtô đỗ trên đường, chết người, có kết luận của cảnh sát giao thông, nhưng chủ xe vẫn đòi bồi thường. Không ít trường hợp xe ôtô tự gây tai nạn, nhưng chủ xe không thông báo cho cảnh sát giao thông, cũng có trường hợp cảnh sát giao thông được thông báo nhưng không tới để lập biên bản hiện trường, với lý do xe không gây thiệt hại cho người thứ ba, khiến cho các DN bảo hiểm không nắm được nguyên nhân và không có cơ sở để bồi thường, làm vụ việc kéo dài, gây tranh cãi, kiện tụng.
Để hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ngày càng tốt hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các DN bảo hiểm và lực lượng cảnh sát giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông nên tăng cường kiểm tra việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe bằng các hình thức kiểm tra tại các bãi giữ gửi xe, cổng các công sở khi tan tầm…, xử phạt nghiêm khắc những người không mua bảo hiểm, tạo thói quen chấp hành pháp luật của công dân.
Các DN bảo hiểm, thông qua Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn người tham gia bảo hiểm các thủ tục cần thiết khi yêu cầu bảo hiểm bồi thường, tránh việc mua bảo hiểm thì dễ, nhưng khi bị nạn thì mỏi mắt chờ không thấy bảo hiểm.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nên sớm cùng các DN bảo hiểm có trang thông tin về giá cả sửa chữa xe cơ giới một cách chi tiết, tránh để DN bảo hiểm bị lợi dụng hay trục lợi.
Điều quan trọng là các DN bảo hiểm phải thay đổi phong cách phục vụ, để người được bảo hiểm không may bị nạn thấy được ý nghĩa thiết thực của việc mua bảo hiểm, phối hợp với công ty bảo hiểm, không ỷ lại và có ý thức hơn trong khi tham gia giao thông.
Thái Văn Cách, Phó tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm Viễn Đông
24/09/2010
Khách hàng của bảo hiểm xe cơ giới phải được đối xử công bằng
Hiện nay trên thị trường bảo hiểm, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đưa ra mức phí áp dụng chung với mọi đối tượng khách hàng. Điều này chưa đảm bảo được tính công bằng.Nguyên tắc bảo hiểm là khách hàng có rủi ro cao phải đóng phí bảo hiểm cao và ngược lại.
Khách hàng có rủi ro thấp thì đương nhiên được hưởng phí bảo hiểm thấp.Vì vậy, biểu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải được phân ra chi tiết hơn, phù hợp với rủi ro của từng khách hàng, đảm bảo tính công bằng trong đối xử với khách hàng.
1. Rủi ro sử dụng xe khác nhau, mức phí bảo hiểm khác nhau
Có 3 đối tượng sở hữu khai thác sử dụng xe là xe cá nhân, xe công và xe kinh doanh vận tải.
Xe cá nhân được người chủ có ý thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ tốt nhất. Họ thường là chủ xe kiêm lái xe nên nếu xảy ra tai nạn họ có thể bị thiệt hại cả về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của chính họ nên ý thức đề phòng hạn chế tai nạn tốt nhất. Xe cá nhân có thời gian và phạm vi lưu thông trên đường ít hơn 2 đối tượng trên nên mức độ rủi ro sẽ thấp hơn.
Xe công cũng được quản lý tương đối chặt chẽ, không dễ gì được chi tiền từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, xe công có thời gian và phạm vi lưu thông trên đường ít hơn xe kinh doanh vận tải. Xe công thuộc đối tượng rủi ro trung bình.
Xe kinh doanh vận tải thường lái xe là người làm công ăn lương cho chủ xe, có phạm vi hoạt động và thời gian hoạt động nhiều nhất. Thậm chí xe đường dài hoặc taxi hoạt động suốt ngày đêm trên khắp mọi miền đất nước. Hiện nay chủ xe thường khoán cho lái xe giờ phải giao hàng, trả khách nên phải phóng nhanh vượt ẩu tạo nên mức độ rủi ro cao nhất.
2. Loại xe khác nhau rủi ro khác nhau, phí bảo hiểm khác nhau
Các hãng sản xuất xe (Honda, Toyota, Huyndai…) cung cấp sản phẩm có đặc tính, đặc trưng khác nhau (Toyota có Camry, Innova…) nên rủi ro khác nhau.
Ngay 1 loại sản phẩm của hãng (nhãn hiệu xe) cũng cho ra đời nhiều dòng sản phẩm (seri) khác nhau. Đi liền với dòng sản phẩm này là những đòi hỏi về máy móc, trang thiết bị nội thất, trang thiết bị đảm bảo an toàn, mức độ sẵn có của phụ tùng thay thế, yêu cầu kỹ thuật sửa chữa khi hư hỏng tai nạn để đảm bảo an toàn xe sau sửa chữa… Đó là những yếu tố làm tăng hay giảm rủi ro, từ đó sẽ làm tăng hay giảm phí bảo hiểm. Ví dụ loại xe từ khi khởi động đến khi đạt tốc độ trung bình quá nhanh tuy thuận tiện cho người lái xe nhưng lại là nguyên nhân rủi ro tai nạn lớn. Xe có lắp camera thuận lợi cho điều khiển xe, hệ thống định vị xe cảnh báo rủi ro sẽ làm cho rủi ro tai nạn giảm đương nhiên được hưởng phí bảo hiểm giảm.
3. Ý thức quản lý rủi ro cao sẽ hưởng phí bảo hiểm thấp
Việc đánh giá ý thức quản lý rủi ro bảo hiểm được định tính bằng số lần xảy ra rủi ro tai nạn đã yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường. Nếu lấy chuẩn xe mới mua bắt đầu tham gia bảo hiểm hưởng mức phí bảo hiểm theo hệ số 1 thì mỗi lần xe gây tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường nếu tiếp tục tham gia bảo hiểm cho năm mới thì phải tăng phí bảo hiểm theo một tỷ lệ tương ứng. Ngược lại, xe tham gia bảo hiểm có nhiều năm không xảy ra tổn thất sẽ được giảm phí bảo hiểm.
Kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước Đông Nam Á chia ra 8 mức giảm phí bảo hiểm cho 14 năm hoạt động của xe (2 năm đầu mỗi năm 1 mức giảm, sau đó 2 năm 1 mức giảm). Năm đầu tiên tham gia bảo hiểm không có tổn thất được giảm 1 mức phí, 2 năm tham gia bảo hiểm không xảy ra tổn thất được giảm mức phí tiếp theo và sau đó cứ 2 năm tiếp theo không xảy ra tổn thất lại được giảm 1 mức phí.
4. Chủ xe tự gánh chịu rủi ro (một phần số tiền bồi thường) làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được hưởng phí bảo hiểm thấp hơn
Trong nghiệp vụ bảo hiểm được gọi là mức khấu trừ, thường là một số tiền nhất định cho một vụ tổn thất như 1 triệu đ, 2 triệu đ, 3 triệu đ, 4 triệu đ, 5 triệu đ. Thực chất chủ xe chấp nhận một phần thiệt hại tài chính của mình trong phạm vi khả năng tài chính của họ với các tổn thất xảy ra không đòi bảo hiểm bồi thường 100% thiệt hại. Việc làm này chủ xe tự khẳng định mình luôn đề phòng hạn chế tai nạn xảy ra và nhất là tránh những tai nạn xảy ra gây tổn thất nhỏ trong phạm vi mức khấu trừ không được giải quyết bồi thường. Đồng thời khi tổn thất nhỏ xảy ra, chủ xe tự gánh chịu không đòi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thì đương nhiên họ không bị tăng phí khi tái tục hợp đồng bảo hiểm mới. Chủ xe chấp nhận mức khấu trừ càng cao thì phí bảo hiểm càng giảm.
5. Các giải pháp thực hiện
Trước hết các doanh nghiệp bảo hiểm phải tính lại phí bảo hiểm theo các tiêu chí tăng giảm rủi ro đã nêu ở phần trên. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhiều năm hoạt động có số lượng xe và chủ xe tham gia bảo hiểm nhiều, giải quyết bồi thường nhiều, chiếm thị phần lớn đã có đủ số liệu thống kê tính phí bảo hiểm theo các tiêu chi trên.
Thứ hai là cơ quan quản lý nhà nước cần phải công nhận cách tính phí trên là có cơ sở khoa hoc, tăng giảm phí theo mức độ rủi ro, không phải là cạnh tranh không lành mạnh hoặc áp đặt tăng phí mà là cách đối xử công bằng với khách hàng: rủi ro cao phí bảo hiểm cao, rủi ro thấp phí bảo hiểm hạ.
Thứ ba là trogn cách tuyên truyền của doanh nghiệp bảo hiểm, hạ phí cho người tham gia bảo hiểm nhiều năm liên tục không bị tổn thất được coi là thưởng cho khách hàng vì không có khiếu nại đòi bồi thường (no claim bonus). Đây là thông lệ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm quốc tế. Vì vậy việc giảm phí (thưởng không phải bồi thường) được coi là một chi phí hợp lý hợp lệ không bị xuất toán.
Phùng Đắc Lộc
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Thay đổi thói quen khách hàng để giảm phí bồi thường
![]() Ảnh minh họa
|
(ĐTCK-online) Trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc 6 tháng đầu năm 2011, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất với 31%, tương ứng 3.102 tỷ đồng. Nghiệp vụ đơn giản và dễ khai thác nên tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều đẩy mạnh hoạt động khai thác sản phẩm này, thậm chí nhiều doanh nghiệp mới vào thị trường coi bảo hiểm xe cơ giới là một trong những sản phẩm mũi nhọn.Tuy nhiên, về tỷ lệ bồi thường, xét theo cơ cấu nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới cũng luôn đứng vị trí thứ hai, thứ ba.
6 tháng đầu năm 2011, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới đứng thứ ba với tỷ lệ thực bồi thường gốc 43%, chủ yếu là bồi thường vật chất xe. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao ở nghiệp vụ này gồm: Phú Hưng (231%), ABIC (126%), Chartis (73%), Liberty (66%), Groupama (59%), Bảo Long và MIC (55%), Fubon (53%) và Bảo Ngân (51%).
Doanh thu cao nhưng bồi thường cũng cao khiến nghiệp vụ này thực tế không đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Đứng trước tỷ lệ thực bồi thường gốc quá cao, các doanh nghiệp bảo hiểm đều đang tìm mọi biện pháp nhằm “kéo” tỷ lệ bồi thường giảm xuống thấp nhất có thể.
Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đều đang đưa ra mức phí áp dụng chung với mọi đối tượng khách hàng. Đây là điều bất hợp lý. Nguyên tắc bảo hiểm là khách hàng có rủi ro cao phải đóng phí bảo hiểm cao và ngược lại, khách hàng có rủi ro thấp thì đương nhiên được hưởng phí bảo hiểm thấp. Vì vậy, biểu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải được phân loại chi tiết hơn, phù hợp với rủi ro của từng khách hàng, đảm bảo tính công bằng trong đối xử với khách hàng.
Ông Lộc đề xuất, rủi ro sử dụng xe khác nhau (xe công, xe cá nhân, xe kinh doanh vận tải) thì mức phí bảo hiểm phải khác nhau; loại xe khác nhau thì phí bảo hiểm cũng phải khác nhau; nếu có ý thức quản lý rủi ro cao thì khách hàng phải được hưởng phí bảo hiểm thấp và chủ xe tự gánh chịu rủi ro (một phần số tiền bồi thường) làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được hưởng phí bảo hiểm thấp hơn.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đẩy mạnh tuyên truyền tới khách hàng các phương án tính phí mới. Chẳng hạn như Liberty, Công ty thực hiện tính phí bảo hiểm riêng cho từng xe. Không những thế, phí bảo hiểm tái tục sẽ dựa trên lịch sử bồi thường mỗi khách hàng trong những năm trước đó. Ví dụ, khách hàng của Liberty có thể được giảm đến 50% phí bảo hiểm tái tục nếu yêu cầu bồi thường ít hơn 3 lần/năm và số tiền bồi thường không vượt quá 300% phí bảo hiểm. Liberty cũng đang khuyến khích khách hàng lựa chọn mức miễn thường để nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài sản.
Bảo Minh cũng đã áp dụng chương trình giảm phí cho khách hàng bằng cách lựa chọn mức miễn thường. Cụ thể, mức miễn thường chuẩn là 500.000 đồng/vụ. Nếu khách hàng lựa chọn mức miễn thường 1.000.000 đồng/vụ sẽ được giảm 5% phí tiêu chuẩn; mức miễn thường 2.000.000 đồng/vụ được giảm 15% phí tiêu chuẩn… Các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng có những phương án khác nhau để giảm thiểu tỷ lệ bồi thường cho nghiệp vụ này. Trong đó, phương án khuyến khích khách hàng sử dụng mức miễn thường được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Tuy nhiên, lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần khá lớn trên thị trường hiện nay chia sẻ, tâm lý khách hàng khi mua bảo hiểm muốn được bảo hiểm từ A đến Z khi chẳng may có tổn thất xảy ra, vì thế khách hàng thường chấp nhận đóng phí cao ngay từ đầu. Ví dụ, nếu chọn mức miễn thường, khách hàng có thể được giảm phí còn 1,35% thay vì đóng phí 1,5% nhưng khách hàng chỉ được bảo hiểm từ F đến Z, còn đoạn từ A đến E là khách hàng phải lo.
Tâm lý của khách hàng chưa thực sự thông suốt là trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Theo ông Phùng Đắc Lộc, trong cách tuyên truyền của doanh nghiệp bảo hiểm, hạ phí cho người tham gia bảo hiểm nhiều năm liên tục không bị tổn thất được coi là thưởng cho khách hàng vì không có khiếu nại đòi bồi thường. Đây là thông lệ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm quốc tế. Vì vậy, việc giảm phí (thưởng không phải bồi thường) được coi là một chi phí hợp lý hợp lệ không bị xuất toán. Ông Lộc kiến nghị, các cơ quan quản lý cần phải công nhận cách tính phí trên là có cơ sở khoa học, tăng giảm phí theo mức độ rủi ro không phải là cạnh tranh không lành mạnh.
Ngọc Lan
Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bảo hiểm ô tô, xe máy – Cần cái đầu tỉnh táo
TP HCM hiện có gần 4 triệu xe máy, hơn 400.000 ôtô và khoảng 1 triệu xe máy của dân nhập cư, vãng lai. Mỗi ngày có trên 108 ô tô, hơn 878 xe máy được đăng ký mới.
Để giúp khách hàng nhận diện rõ được sản phẩm bảo hiểm có chất lượng, tránh các rủi ro, phiền hà khi tham gia bảo hiểm, Báo GTVT xin cung cấp đến bạn đọc vài thông tin cơ bản để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp nhu cầu.
Những điều khách hàng ít để ý khi tham gia bảo hiểm
Hiện nay sự hiểu biết của người dân về chi tiết sản phẩm bảo hiểm, so sánh sản phẩm bảo hiểm này với sản phẩm bảo hiểm khác để đưa ra sự lựa chọn tối ưu cho những rủi ro cần được bảo hiểm của khách hàng rất hạn chế. Đa số khách hàng chỉ quan tâm đến lựa chọn phí bảo hiểm sao cho thấp hơn mà bỏ qua vấn đề chi trả, mức bồi thường, thời gian giải quyết rủi ro…
Theo các chuyên gia bảo hiểm khách hàng thường mặc cả phí bảo hiểm, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, uy tín, khả năng thực hiện cam kết đó của doanh nghiệp bảo hiểm. Và có khi không rõ bảo hiểm những rủi ro gì, loại trừ trong trường hợp nào, khi thiên tai tai nạn báo cho ai, địa chỉ nào, thủ tục hồ sơ đòi bồi thường cần làm những giấy tờ gì…
Cơ bản nhất là khi giải quyết bồi thường bị chậm trễ, bồi thường không đầy đủ (cắt giảm) hoặc từ chối bồi thường thì khách hàng không biết là doanh nghiệp giải quyết đúng hay sai, hỏi ai và khiếu kiện tiếp tục ở đâu? Tâm lý khách hàng khi nhận được tiền bồi thường là quý, ít ai để ý doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đúng cam kết hay chưa?
Thị trường bảo hiểm tiềm năng như vậy nên DNBH lựa chọn nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đầu tiên để khai thác và còn coi đây là nghiệp vụ chủ yếu, trung tâm, là chiến lược để phát triển doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự cạnh tranh vốn đã gay gắt nay lại càng gay gắt hơn.
Nhiều chiêu thức tung ra để cạnh tranh
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thường do đại lý bảo hiểm khai thác, vì vậy cạnh tranh chủ yếu vẫn là hạ phí, tăng hoa hồng đại lý, tăng hỗ trợ cho đại lý.
Hạ phí là cách dễ nhất mà các đại lý thường làm. Bảo hiểm là bán lời cam kết, chưa bỏ ra chi phí khi đưa sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng nên không có sức ép về lỗ lãi và không có giới hạn về năng lực cung cấp số lượng sản phẩm cho khách hàng.
Tổ chức có nhiều xe tham gia bảo hiểm, tham gia bảo hiểm nhiều năm liên tục, cá nhân có 2 – 3 xe tham gia bảo hiểm cũng được hạ phí. Ký hợp đồng bảo hiểm hai, ba năm liên tục để hạ phí nhưng thực tế khách hàng chỉ đóng phí bảo hiểm từng năm thậm chí là từng quý, hạ thấp số tiền bảo hiểm, giữ nguyên tỷ lệ phí nhưng tổng số phí bảo hiểm thu về thấp hơn.
Có doanh nghiệp bảo hiểm đưa rủi ro mất cắp phụ tùng (cắp gương, đèn, kính, la – răng) vào nhưng không tăng phí bảo hiểm. Việc này rất khó với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam do không quản lý, kiểm soát được rủi ro. Vì vậy không ít doanh nghiệp bảo hiểm đã thất bại và buộc phải đưa rủi ro mất cắp phụ tùng vào loại trừ bảo hiểm.
Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm còn cố tình lờ đi không đánh giá (hoặc không đủ dữ liệu đánh giá) các tình tiết tăng nặng rủi ro, tăng thêm chi phí bồi thường như: mục đích sử dụng xe, thời gian sử dụng xe trong ngày, khoảng cách hoạt động trung bình của xe trong ngày, tầm hoạt động của xe, ga-ra giữ xe hoặc để ngoài trời và quan trọng nhất là tuổi xe.
Tình tiết tinh thần: độ tuổi người lái xe, năm kinh nghiệm của người lái xe, số lần vi phạm luật lệ an toàn giao thông của lái xe và lịch sử tai nạn đã xảy ra của xe được bảo hiểm cũng như trình độ quản lý tai nạn đảm bảo ATGT của chủ xe. Đôi khi để lôi kéo đại lý bán bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, số tiền hỗ trợ đại lý còn lớn hơn cả hoa hồng đại lý.
Ông Vũ Thái Nam – Trưởng phòng Thị trường Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO BẾN THÀNH) cho biết, nếu chạy theo cái lợi trước mắt thì khó phát triển bền vững, DNBH sẽ làm khách hàng thiếu tin tưởng, do vậy chúng tôi kiên trì xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với giá trị cốt lõi, chỉ cam kết những gì mình có thể thực hiện được và cố gắng thực hiện bằng được những gì mình đã cam kết.
Nhiều DNBH hiện nay đã vượt lên cái khó thu hút khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng kết hợp với chính sách khai thác linh hoạt, tập trung xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau trên cơ sở hiệu quả, đồng thời cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng.
Minh Nghĩa
giaothongvantai.com.vn