Browsing articles from "August, 2011"

Mua bảo hiểm ôtô, xe máy: Mức bồi thường tối đa: 50 triệu đồng/nạn nhân

Aug 8, 2011   //   by root   //   Tin tức  //  No Comments

Chủ xe cũng có thể mua thêm bảo hiểm để bảo vệ tài chính và phương tiện của mình.

Mặc dù phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự nhưng nhiều chủ xe máy, ôtô vẫn chưa nắm rõ mục đích, mức bồi thường… Báo Pháp Luật TP.HCM mời ông Nguyễn Hùng Minh, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới-Hiệp hội Bảo hiểm VN, giải đáp về việc này.

Nạn nhân có lỗi vẫn được bồi thường

. Hiểu sao là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới? Ai sẽ được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn? Mức bồi thường tối đa là bao nhiêu, thưa ông?

+ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm về trách nhiệm của chủ xe gây thiệt hại cho người khác, cả về thân thể lẫn tài sản. Mọi chủ xe có xe lưu hành tại Việt Nam đều phải mua và những công ty bảo hiểm được phép đều phải bán bảo hiểm này theo quy định của Thông tư số 126 ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính. Nói nôm na, nếu xe của mình gây tai nạn cho người khác thì chủ xe phải bồi thường cho nạn nhân. Tuy nhiên, nếu được bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả cho chủ xe một số tiền (nếu chủ xe/tài xế đã bồi thường cho nạn nhân) hoặc công ty bảo hiểm có thể thay mặt chủ xe bồi thường trực tiếp cho nạn nhân.

Khi xảy ra tai nạn giao thông, công ty bảo hiểm có thể thay mặt chủ xe bồi thường trực tiếp cho nạn nhân. Ảnh minh họa: MH

Khi xảy ra tai nạn giao thông, công ty bảo hiểm có thể thay mặt chủ xe bồi thường trực tiếp cho nạn nhân. Ảnh minh họa: MH

Tùy theo mức độ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán một số tiền bồi thường cụ thể. Trong một vụ tai nạn, số tiền bồi thường tối đa cho mỗi nạn nhân bị thiệt hại thân thể là 50 triệu đồng; tổng tài sản thiệt hại cũng được bồi thường tối đa tới 50 triệu đồng đối với xe ôtô và 30 triệu đồng đối với xe gắn máy.

Cần nói rõ thêm, tất cả thiệt hại về thân thể đều được công ty bảo hiểm bồi thường dù người bị nạn có lỗi hay không. Riêng về phương tiện thì cần phải căn cứ vào tính chất của tai nạn để xem xét bồi thường. Xe đi đúng luật mà bị tai nạn thì được bồi thường, còn sai luật thì không, nếu là lỗi hỗn hợp thì sẽ được bồi thường phụ thuộc theo kết luận của cảnh sát giao thông.

. Mức phí mua bảo hiểm đối với các loại xe gắn máy và các loại ôtô phổ biến nhất hiện nay là bao nhiêu tiền trong một năm?

+ Mức phí mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự mỗi năm được quy định tùy theo loại xe (bao gồm thuế GTGT): xe hai bánh dưới 50 phân khối là 60.500 đồng/năm, xe hai bánh trên 50 phân khối là 66.000 đồng/năm, ôtô dưới sáu chỗ ngồi không kinh doanh là 379.500 đồng/năm…

Các loại bảo hiểm tự nguyện

. Đối với gói bảo hiểm bắt buộc, chủ xe phải tự giải quyết các thiệt hại xảy ra đối với bản thân hoặc đối với chiếc xe của mình. Có cách nào để họ đỡ một phần gánh nặng này hay không?

+ Như tôi đã nói ở trên, vì xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ nên pháp luật quy định các chủ xe cơ giới phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự để đảm bảo một phần khả năng bồi thường cho thiệt hại của nạn nhân và tài sản do xe của mình gây ra.

Ngoài ra, mọi người có thể mua bảo hiểm để bảo vệ tài chính và phương tiện của mình. Đây là bảo hiểm tự nguyện với những loại hình chính như sau: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe (là bảo hiểm cho thiệt hại xảy ra đối với chính chiếc xe của mình); bảo hiểm tai nạn đối với lái xe và người được chở trên xe (là bảo hiểm cho tai nạn đối với người điều khiển xe cũng như người trên xe này) v.v…

Quyền lợi bảo hiểm của mỗi loại hình tự nguyện trên phụ thuộc vào từng công ty bảo hiểm và được diễn giải trên quy tắc bảo hiểm. Vì vậy, khách hàng có thể yêu cầu công ty bảo hiểm cung cấp đầy đủ quy tắc bảo hiểm khi tham gia để tránh những hiểu lầm, tranh chấp đáng tiếc khi tai nạn xảy ra.

Cách chi trả khi có lỗi hỗn hợp

. Theo ông thì tại sao một số người dân còn mang nặng tâm lý mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe cơ giới để đối phó với công an? Ông có thể cho biết cụ thể một số mức bồi thường khi xe gắn máy trên 50 phân khối có mua loại hình bảo hiểm này gây tai nạn?

+ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có khác với các loại hình bảo hiểm khác là bồi thường cho thiệt hại của nạn nhân do xe cơ giới gây ra, còn bản thân chủ xe và chiếc xe gây tai nạn thì không được bồi thường. Do quyền lợi của người mua chưa sát sườn nên có thể vì thế mà nhiều người không tự giác mua bảo hiểm. Cạnh đó, thủ tục nhận tiền bồi thường hiện còn khó khăn khiến người dân đâm ra e ngại.

Hiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đã có nhiều thay đổi để người tham gia bảo hiểm chủ động hơn trong việc bồi thường và thương lượng với nạn nhân. Như nhà nước đã quy định mức chi trả ngay đối với thương tật thay vì phải đợi sau khi điều trị xong như trước kia.

120.000 đồng là mức phạt tiền tối đa đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực. Đối với người điều khiển xe ôtô, mức phạt này từ 400.000 đến 600.000 đồng.

(Theo Nghị định 34 ngày
2-4-2010 của Chính phủ)
Mức chi trả bồi thường phụ thuộc vào tình trạng thương tật cụ thể của nạn nhân. Ví dụ, có một người đi bộ bị xe gắn máy đã mua bảo hiểm đụng gãy tay. Trong trường hợp này, nạn nhân có thể được công ty bảo hiểm bồi thường 12 triệu đồng. Với khoản tiền đó, chủ xe có thể chủ động trong khả năng tài chính của mình để phối hợp công ty bảo hiểm thực hiện tốt công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân.

. Cách bồi thường trong trường hợp hai bên đều có lỗi trong việc để xảy ra tai nạn?

+ Trong những vụ tai nạn mà cơ quan chức năng kết luận là lỗi hỗn hợp của cả hai bên thì việc tham gia bảo hiểm của hai bên đều được xem xét. Ví dụ: Hai xe gắn máy va chạm nhau trên đường, trong đó xe A có mua bảo hiểm bắt buộc, còn xe B không mua. Cả hai xe bị hư hỏng, thiệt hại của xe A là 2 triệu đồng và xe B là 5 triệu đồng. Nếu cơ quan chức năng kết luận lỗi hỗn hợp, mỗi bên chịu lỗi 50% thì chủ xe A phải bồi thường một nửa thiệt hại cho xe B là 2,5 triệu đồng và số tiền này sẽ được công ty bảo hiểm hoàn trả thay cho chủ xe A. Tương tự, chủ xe B cũng phải bồi thường cho chủ xe A một nửa số tiền thiệt hại của xe A là 1 triệu đồng. Nếu chủ xe B không tham gia bảo hiểm thì phải tự chịu khoản thiệt hại này.

. Xin cám ơn ông!

Minh Hiếu – Thái Hiếu / Theo phapluattp.vn

Mua bảo hiểm xe máy với mức phí bao nhiêu?

Aug 8, 2011   //   by root   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

Trên trang web bán bảo hiểm trực tuyến, hiện Bảo Hiểm Xe Máy .Net cung cấp các gói bảo hiểm xe máy như sau:

+ Gói phí 60.500đ: bảo hiểm riêng trách nhiệm dân sự cho xe máy dung tích xi lanh dưới 50cc.

+ Gói phí 66.000đ: bảo hiểm riêng trách nhiệm dân sự cho xe máy dung tích xi lanh từ 50cc trở lên.

+ Gói phí 86.000đ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự + bảo hiểm tự nguyện cho xe máy dung tích xi lanh từ 50cc trở lên + bảo hiểm tai nạn cho 2 người ngồi trên xe với mức trách nhiệm 10.000.000đ/người/vụ tai nạn.

Bảo hiểm xe máy là gì?

Aug 8, 2011   //   by root   //   Tin tức  //  No Comments

Bảo hiểm xe máy là gì?

Bảo hiểm xe máy là loại hình bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm tự nguyện.

Với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự:  Công ty Bảo hiểm xe máy mà bạn đã mua sẽ thay mặt cho chủ xe máy bồi thường cho bên thứ ba (người tham gia giao thông) những thiệt hại về người và tài sản do xe máy của chủ xe gây ra do tai nạn.

Với loại hình bảo hiểm tự nguyên: Công ty Bảo hiểm xe máy mà bạn đã mua sẽ bồi thường cho người ngồi trên xe máy tham gia giao thông những thiệt hại về người (chết, thương tật).

Quy định hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm chủ xe cơ giới

Aug 8, 2011   //   by root   //   Tin tức  //  No Comments

Hỏi: Tôi là chủ xe ôtô và đã mua bảo hiểm xe cơ giới. Vừa qua xe của tôi bị tai nạn giao thông đã hỏng nặng không thể sửa chữa được nên tôi muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Xin đề nghị quý báo cho biết trường hợp nào thì được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và thủ tục, giấy tờ giải quyết vấn đề này? Nguyễn Văn Hồng (Hà Nội).

Đáp: Căn cứ quy định hiện hành tại Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính “Quy định Quy tắc điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”. Tại điểm 5 phần II của Thông tư này quy định việc hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới; trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

1 – Hợp đồng bảo hiểm chỉ được hủy bỏ trong các trường hợp dưới đây:

– Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số xe theo quy định của pháp luật.

– Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

– Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá hủy do TNGT được cơ quan Công an xác nhận.

– Xe cơ giới bị mất được cơ quan Công an xác nhận.

2 – Chủ xe cơ giới muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm phải có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm muốn hủy bỏ và các giấy tờ bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định trên. Và hợp đồng bảo hiểm được chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.

3 – Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ.

Doanh nghiêp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp mà hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm

Ban PL-BĐ / Theo webbaohiem.net

 

Thuật ngữ bảo hiểm: xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới

Aug 8, 2011   //   by root   //   Tin tức  //  No Comments

Thuật ngữ bảo hiểm giúp bạn hiểu rõ hơn các từ chuyên môn trong bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới.

Xe cơ giới (Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới)

“Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, …

“Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.

Doanh nghiệp bảo hiểm

“Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

“Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Chủ xe cơ giới (Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới)

“Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.

“Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.

Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Sau mũ bảo hiểm là cấm xe máy ở đô thị lớn

Aug 2, 2011   //   by root   //   Tin tức  //  No Comments

BaoHiemXeMay.Net – Quy định đội mũ bảo hiểm là một dấu ấn trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng. Sắp mãn nhiệm kỳ, ông chia sẻ với PV Tiền Phong chuyện hậu trường của quyết định đột phá trên.

Sau quy định mũ bảo hiểm, Bộ GTVT dự kiến đưa quy định cấm xe máy ở những thành phố lớn. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Sau quy định mũ bảo hiểm, Bộ GTVT dự kiến đưa quy định cấm xe máy ở những thành phố lớn. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bộ trưởng có ý đồ cá nhân?

Đề xuất của Bộ trưởng tham mưu cho Chính phủ về việc “bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy” vào thời điểm đó có gặp trở ngại khó khăn?

Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là câu chuyện bức xúc và trăn trở, nhất là đối với những người làm công tác đảm bảo An toàn giao thông (ATGT). Chúng tôi nhận thấy mặc dù thời điểm đó đã có những nghị quyết (NQ), giải pháp nhưng chưa thực sự đồng thuận trong dư luận, tổ chức thực hiện từ T.Ư xuống địa phương còn phân tán, hiệu quả chưa cao.

Chúng tôi thấy cần phải có chỉ thị của Chính phủ về tăng cường đảm bảo ATGT. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc kỹ lưỡng chúng tôi thấy cần phải có thể thức văn bản ở mức cao hơn. NQ số 32/2007/NQ-CP được ra đời như vậy. NQ đề cập một nội dung đặc biệt là bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy. Tôi cho rằng đây là điểm nhấn của NQ này.

Nhưng lúc đó điều băn khoăn của dư luận lại chính là ở chỗ làm sao để triển khai tốt điểm nhấn mà trước đó nhiều nơi đã từng làm song kết quả khá bấp bênh?

Thực sự, chúng tôi cũng rất băn khoăn vì trước đây chúng ta cũng thực hiện nhiều quy định nhưng chưa thành công. Làm sao để lần này thành công được? Để làm được, trước hết về mặt pháp lý phải củng cố.

Trong khoảng 5-10 năm tới, nước ta sẽ có khoảng 1.000 km đường cao tốc đạt chuẩn như: HN-Thái Nguyên, Cầu Giẽ -Ninh Bình, HN-Lào Cai…

Trên tuyến QL 1A sẽ có những đoạn tuyến cao tốc như Đà Nẵng- Quảng Ngãi hay Phan Thiết – Bình Thuận.

Bên cạnh đó, vẫn phải phát triển đường giao thông nông thôn, tỉnh lộ, huyện lộ. Một số đô thị sẽ triển khai các dự án đường sắt đô thị, metro…

Đường biển phải có cảng trung chuyển quốc tế là Bà Rịa-Vũng Tàu; phía Bắc có cảng cửa ngõ quốc tế là Hải Phòng.

Đường hàng không, sẽ nâng cấp các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và quy hoạch sân bay Long Thành, định hướng sân bay Tiên Lãng…” – Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng.

Trước đó, thực hiện chỉ thị của Chính phủ đã có địa phương làm quyết liệt, yêu cầu tất cả phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng chỉ riêng địa phương đó thôi chưa đủ. Đã là đường giao thông thì phải liên thông với nhau, lẽ nào người tham gia giao thông đi đường này không phải đội mũ, đến đường kia lại đội mũ?

NQ 32 đưa ra 2 mốc, theo phương châm vết dầu loang, đánh từ ngoài vào. Một là, từ ngày 15-9-2007, yêu cầu bắt buộc phải đội mũ trên tất cả các tuyến quốc lộ. Phải thực hiện trước như vậy để rút kinh nghiệm đã. Sau đó, từ ngày 15-12-2007, mọi người đi xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, không phân biệt tuyến đường nào.

Quyết tâm như vậy nhưng thực tế cũng phát sinh những câu hỏi như có nhất thiết phải đội mũ trong nội đô không vì tốc độ trong nội đô thấp, đội thì gò bó, khó chịu… Nhưng cuối cùng, Chính phủ đã quyết tâm thực hiện đồng bộ, đã làm phải làm hết.

Thái độ của người dân khi đó ra sao, và ảnh hưởng như thế nào đến thành công trong thực hiện NQ 32-CP?

Lúc đó không khí đồng thuận cũng cao, nhưng không phải tất cả đều đồng thuận. Ngay trước ngày triển khai thực hiện, vẫn có những nghi ngờ về thành công. Có ý kiến cho rằng Bộ trưởng Bộ GTVT duy ý chí và thậm chí còn bóng gió về ý đồ cá nhân (đứng sau các DN sản xuất mũ bảo hiểm). Nhưng NQ đã ban hành, Chính phủ, Thủ tướng quyết tâm cao thì chỉ có cách là thực hiện quyết liệt.

Tôi cũng nhận thấy thời điểm đó nhận thức của xã hội đã cao hơn, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trên phương tiện thông tin đại chúng. Hơn thế, lúc đó câu chuyện đội mũ bảo hiểm còn thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan quốc tế ở VN. Điều này giúp chúng tôi thêm vững tin khi thực hiện công việc.

Nghi vấn về yếu tố cá nhân có thể làm hỏng cả một chủ trương tốt. Trước tình huống đó, ông đã xoay sở ra sao để xóa tan nghi ngờ?

Lúc đó tôi rất cởi mở, tiếp xúc với báo chí nhiều để giải thích, kêu gọi ủng hộ. Báo chí và đài truyền hình rất quan tâm. Thực ra tôi không trả lời về những nghi ngờ đối với cá nhân tôi mà tôi kêu gọi sự đồng thuận vì đó là lợi ích của đất nước, dân tộc và của mỗi chúng ta.

Khi chưa có sự đồng thuận cao nhất, lại có những nghi ngờ này nọ, ông có thấy nản chí và lo lắng thất bại không?

Tôi không nản chí và cũng không nghĩ thất bại. Tôi chỉ không nghĩ rằng việc đó được thực hiện nhanh như thế.

Sau 3 năm thực hiện chủ trương này, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm?

Nếu như năm 2007, số người chết là 13.150 người thì năm đầu tiên thực hiện NQ 32 là 2008 giảm được 1.564 người (gần 11,8%). Con số này được thế giới công nhận và trong hội nghị ATGT toàn cầu lần đầu tiên tổ chức ở Mátxcơva (Nga), họ đã chọn hiện tượng này là 1 trong 6 điểm sáng của thế giới về thực hiện ATGT.

Sau đó, Hội nghị Bộ trưởng GTVT đã ra tuyên bố Mátxcơva và kiến nghị lên LHQ ra NQ về “Thập kỷ an toàn đường bộ 2011-2020” mà bây giờ chúng ta đang hưởng ứng thực hiện. Tổng cộng lại đến năm 2010, chúng ta giảm khoảng trên 1.700 người chết. Nếu như năm 2006, trung bình 1 ngày chết 36 người, thì giờ còn 31 người.

Trong khi đó, năm 2010 so với năm 2007, tổng sản lượng vận tải hàng hóa và hành khách tăng gấp đôi; phương tiện tăng thêm 10 triệu chiếc. Nói vậy để thấy đó là cố gắng của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan đảm bảo ATGT.

Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng.

Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng.

Phải tính đến cấm xe máy ở một số đô thị lớn

Mới đây tình hình TNGT lại diễn biến khó lường. Chúng ta có nên tập trung vào các chuyên đề mới để quyết liệt thực hiện?

Trước tình hình TNGT như hiện nay, bất kể ai cũng lo lắng. Bộ GTVT đang tham mưu cho Chính phủ ra một NQ nữa và chọn điểm nhấn. Qua khảo sát, chúng ta có 32 triệu người điều khiển xe máy và tai nạn có đến 70% liên quan đến xe máy, đặc biệt có khoảng 80% trong số này có liên quan tới rượu bia.

Vấn đề hiện nay là cưỡng chế thi hành pháp luật với rượu bia như thế nào và theo tôi việc này còn khó hơn cả đội mũ bảo hiểm. Việc uống rượu, bia đã đi vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thói quen của người Việt. Giờ đây, phải tạo thói quen mới “đã uống là không cầm lái”.

Dự kiến NQ mới có nội dung chủ yếu gì và khi nào trình lên Chính phủ?

Bộ GTVT đã trình bước đầu. Luật hiện nay quy định lái xe ô tô không được uống rượu, không được có cồn trong máu, nhưng người điều khiển xe máy thì vẫn cho phép một mức độ nào đó. Bây giờ phải có chiến dịch tuyên truyền mạnh vấn đề này.

Các tổ chức quốc tế cũng khuyến cáo không lạm dụng rượu bia; không được quảng cáo rượu bia, nếu có thì phải kèm theo khuyến cáo về tác hại, cũng giống như thuốc lá; rồi cấm bán rượu bia cho người điều khiển phương tiện, thậm chí chúng tôi đề nghị một số nơi không được kinh doanh rượu bia như: trạm nghỉ, dừng chân. Bên cạnh đó là tăng cường công cụ hỗ trợ, máy móc cho các chiến sĩ CSGT xử lý, các chế tài xử phạt…

Theo khuyến cáo của các chuyên gia giao thông, xe máy luôn là loại phương tiện mất an toàn và nguy cơ tai nạn rất cao. Vậy, Bộ GTVT có tính đến việc đề xuất hạn chế loại phương tiện này?

Đúng là như vậy, về lâu dài thì phải nghĩ tới việc hạn chế xe máy, tiến tới cấm ở những đô thị lớn. Nhà nước phải nghĩ đến việc phát triển giao thông công cộng như thế nào (đường cho xe bus, xe điện, xe điện ngầm…), phát triển cơ sở hạ tầng như thế nào?

Để làm được điều này đầu tiên phải xây dựng một đề án, có lộ trình. Nếu làm đúng lộ trình này cũng phải mất 10-15 năm. Còn bây giờ, phải có hạ tầng riêng cho xe máy. Ở những nơi có điều kiện, phải có đường phân làn cho xe máy riêng, tránh kiểu giao thông hỗn hợp. Những tuyến đường mới thì phải đầu tư có đường gom cho xe máy đi và người tham gia giao thông phải có thói quen chấp hành đúng làn đường quy định.

Đề án này của Bộ khi nào có thể trình Chính phủ?

Chúng tôi cố gắng cuối năm nay.

Trong lĩnh vực đảm bảo ATGT, ông thấy mình còn việc gì chưa hoàn thành và có cảm thấy day dứt?

Chính phủ giao cho Bộ GTVT làm đầu mối nhưng kết quả có thành công hay không lại phụ thuộc vào nhiều bộ, ngành và chính quyền địa phương, trong đó Bộ Công an đóng vai trò rất quan trọng. Cứ khi lực lượng Công an lơi lỏng là không thành công ngay. Thêm vào đó là vấn đề tuyên truyền, cưỡng chế thi hành pháp luật.

Việc ùn tắc giao thông, bên cạnh trách nhiệm của chính quyền địa phương, có trách nhiệm của Bộ GTVT. Tuy vậy, quy hoạch giao thông nằm trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch dân cư của cả một thành phố. Vậy nên không chỉ riêng một mình Bộ GTVT làm được, mà phải có giải pháp đồng bộ.

Cảm ơn Bộ trưởng.

Phùng Sưởng / Tiền Phong

http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/545290/Sau-mu-bao-hiem-la-cam-xe-may-o-do-thi-lon-tpp.html

 

Pages:«123