Browsing articles in "Bảo hiểm xe máy"

Biểu phí bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp moto, xe máy

Feb 9, 2012   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments
STT         Số Tiền Bảo Hiểm                         Phí Bảo Hiểm 
( GTX: Giá trị thị trường xe )                ( Đã bao gồm 10% VAT ) 
1   5 triệu < GTX < = 10 triệu                                        75,000
2 10 triệu < GTX < = 15 triệu                                      125,000
3 15 triệu < GTX < = 20 triệu                                      175,000
4 20 triệu < GTX < = 25 triệu                                      225,000
5 25 triệu < GTX < = 30 triệu                                      275,000
6 30 triệu < GTX < = 35 triệu                                      340,000
7 35 triệu < GTX < = 40 triệu                                      395,000
8 40 triệu < GTX < = 45 triệu                                      445,000
9 45 triệu < GTX < = 50 triệu                                      500,000
10 50 triệu < GTX < = 55 triệu                                      550,000
11 55 triệu < GTX < = 60 triệu                                      600,000
12 60 triệu < GTX < = 65 triệu                                      655,000
13 65 triệu < GTX < = 70 triệu                                      780,000
14 70 triệu < GTX < = 75 triệu                                      840,000
15 75 triệu < GTX < = 80 triệu                                      895,000
16 80 triệu < GTX < = 85 triệu                                      955,000
17 85 triệu < GTX < = 90 triệu                                   1,010,000
18 90 triệu < GTX < = 95 triệu                                   1,070,000
19 95 triệu < GTX < = 100 triệu                                   1,130,000
20 100 triệu < GTX < = 105 triệu                                   1,185,000
21 105 triệu < GTX < = 110 triệu                                   1,245,000
22 110 triệu < GTX < = 115 triệu                                   1,300,000
23 115 triệu < GTX < = 120 triệu                                   1,360,000
24 120 triệu < GTX < = 125 triệu                                   1,415,000
25 125 triệu < GTX < = 130 triệu                                   1,480,000
26 130 triệu < GTX < = 135 triệu                                   1,750,000
27 135 triệu < GTX < = 140 triệu                                   1,815,000
28 140 triệu < GTX < = 145 triệu                                   1,885,000
29 145 triệu < GTX < = 150 triệu                                   1,950,000
30 150 triệu < GTX < = 155 triệu                                   2,015,000
31 155 triệu < GTX < = 160 triệu                                   2,080,000

Hỏi đáp bảo hiểm: Thiếu giấy bảo hiểm xe máy, phạt bao nhiêu?

Sep 17, 2011   //   by root   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

Nếu thiếu giấy bảo hiểm xe máy sẽ bị phạt như thế nào? Cảnh sát cơ động (CSCĐ) có quyền xử phạt không? Vừa rồi tôi bị CSCĐ đòi 200.000 đồng nếu không sẽ giam xe 15 ngày và phạt hành chính 800.000 đồng. Nếu lần sau gặp phải những cảnh sát như vậy thì tôi nên làm thế nào là tốt nhất và có cách nào để tố cáo? Để biết được các mức xử phạt thì đọc sách nào? Có phải do tôi là người ngoài tỉnh đến Hà Nội học mà bị bắt nạt không? thanhcomk48@…

 

– Theo điều 29, nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16-9-2003 của Chính phủ và tiết a, tiểu mục 1.3, phần II thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25-2-2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công an, người điều khiển môtô, xe gắn máy, môtô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền 100.000 đồng và lực lượng CSCĐ có thẩm quyền xử phạt hành vi này.

Căn cứ điều 54, khoản 3 điều 57 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung bởi pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008, trong trường hợp của bạn, do mức phạt tiền tối đa là 100.000 đồng nên CSCĐ sẽ ra quyết định xử phạt tại chỗ và giao biên lai thu tiền phạt cho bạn. Còn nếu bạn không thể nộp tiền phạt tại chỗ, cảnh sát có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi bạn chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu bạn không có những giấy tờ nói trên, cảnh sát mới được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, cụ thể là xe máy của bạn. Do vậy, nếu cảnh sát nói rằng “phạt 200.000 đồng về hành vi không có giấy bảo hiểm xe máy, nếu không nộp phạt sẽ giam xe 15 ngày và phạt hành chính 800.000 đồng” là không đúng pháp luật.

Theo chúng tôi, dù ở bất kỳ tỉnh, thành nào thì khi ra đường bạn nên luôn mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết và tuân thủ Luật giao thông. Trong trường hợp bị xử phạt, bạn cần yêu cầu người xử phạt giao cho bạn quyết định xử phạt và biên lai thu tiền (trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ). Các giấy tờ này là cơ sở để bạn có thể khiếu nại, tố cáo trong trường hợp quyết định xử phạt đó trái pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là cần khiếu nại, tố cáo với người có đúng thẩm quyền và còn trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Để nắm được các quy định về mức xử phạt khi vi phạm, ngoài các văn bản đã nêu ở trên bạn có thể tham khảo thêm nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nghị định 67/2008/NĐ-CP 29-5-2008 sửa đổi bổ sung nghị định 146/2007/NĐ-CP.

Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM / Theo báo Tuổi Trẻ

Nguồn tin: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/Tu-van-phap-luat/312678/Thieu-giay-bao-hiem-xe-may-phat-bao-nhieu.html

Bảo hiểm các loại xe – Quy định về bồi thường

Aug 27, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

Bảo hiểm xe ôtô, xe cơ giới – Trường hợp không được bảo hiểm bồi thường thiệt hại

Chủ xe cơ giới phải mua những loại bảo hiểm nào? Những trường hợp nào người mua bảo hiểm không được bồi thường thiệt hại? (Ngô Xuân Minh, Long Thành, Đồng Nai).

Trả lời:

Nghị định của Chính phủ số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/ 09/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã quy định rõ: Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới, biểu phí bảo hiểm. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS, chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

Khi tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS, chủ xe cơ giới sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán số tiền mà họ phải bồi thường theo Luật dân sự đối với những thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba cũng như các thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Hiện nay, bên cạnh hình thức bảo hiểm bắt buộc nói trên, chủ xe cơ giới có thể tự nguyện tham gia các hình thức bảo hiểm khác như: bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.

Cũng theo Nghị định nói trên, đối với chủ xe cơ giới chỉ mua bảo hiểm bắt buộc TNDS, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm trong các trường hợp sau đây: Chủ xe, lái xe, hoặc người bị thiệt hại có hành động cố ý gây thiệt hại; lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe, lái xe cơ giới; lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe; thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại; thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn; chiến tranh, khủng bố, động đất; thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

http://www.dichvubaohiem24h.com/KH.aspx?L=ChiTietSP&DMSP=22958&DSSP=153203

Đôi điều muốn nói xung quanh cái mũ bảo hiểm

Aug 26, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

TPO – Nhiều người không quên mốc 15 -12 – 2007, khi quy định bặt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) bắt buộc đối với người khi đi mô tô, xe máy lưu thông trên mọi tuyến đường có hiệu lực. Từ thời điểm đó đến nay, việc tuyên truyền, giáo dục, xử phạt được các cơ quan chức năng thực hiện.

 
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Về cơ bản, khi đi ra đường hiện nay, tuy chưa thống kê con số cụ thể nhưng bằng mắt thường, ai cũng có thể thấy, tỷ lệ người tham gia giao thông có đội MBH phải là trên 95%. Tuy nhiên, chúng ta phải quan tâm và có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để không còn phải bận tâm nhiều về một quy định hợp tình hợp lý này

Một quy định mang tính pháp quy, được luật hóa như quy định đội MBH bắt buộc của nước ta, nếu trong bối cảnh nghiêm minh của pháp luật, ý thức công dân tôt hay nói nôm na là Văn hóa giao thông được thể hiện rõ nét thì không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta vẫn nghe nhắc đến những vụ tai nạn giao thông chết người do người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, nghiêm trọng hơn chỉ từ một sự việc nhỏ là không đội mũ, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra, xử lý theo quy định thì người vi phạm bỏ chạy dẫn đến tai nạn thậm chí là tử vong.

Một thực tế nữa là, đa số người lưu thông trên xe máy đều biết mình sai khi không đội mũ bảo hiểm, bằng chứng là họ thấy bóng cảnh sát là bỏ chạy hoặc tránh qua đường khác, cũng có khi là không đội mũ khi đi trên những con đường nhỏ trong khu dân cư, về nông thôn,vào lúc khuya, sáng sớm…. Nó một cách nghiêm túc, số người đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông còn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nhiều người đội mũ chỉ để cho có đội, không hề nghĩ đến việc bảo vệ cho não” của mình, đội mũ chỉ vì sợ…bị phạt. Dự thiếu ý thức còn thể hiện khi người lớn thì đội mũ nhưng chở con em mình thì nhiều người còn để con em mình đầu trần, họ không nghĩ rằng khi có tai nạn thì người bị đe dọa đến tính mạng đầu tiên là con em mình do không đội mũ bảo hiểm!?

Chất lượng MBH cũng đang bị buông lỏng khi rất nhiều loại MBH được bày bán ở vìa hè có giá cũng rất “vỉa hè”, chỉ cần 50.000-60.000 là có thể mua được một cái mũ …hợp thời trang! Trong khi mũ đảm bảo chất lượng phải có giá ít nhất từ 120.000 đồng trở lên.

Nhiều người tiêu dùng chọn mua MBH chủ yếu bằng cách thử xem có vừa đầu, hợp khuôn mặt, thời trang, chọn màu và nhất là nghe theo tư vấn của người bán… mà không cần biết chất lượng ra sao. Từ đó dẫn đến sự phong phú về màu sắc, kiểu dáng, kích thước của các loại MBH hàng ngày xuất hiện trên đường, trong khi không để ý đến chất lượng là mấy, dẫn chứng là khá nhiều MBH không có tem kiểm định chất lượng.

Từ thực trạng trên, thiết nghĩ đã đến lúc siết lại trật tự kỷ cương hơn nữa trong công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát từ khâu sản xuất đến kinh doanh, lưu hành MBH. Trước tiên là cần chấm dứt sớm tình trạng bày bàn công khai và tràn lan các loại MBH giá rẻ. Việc kinh doanh MBH chỉ được thực hiện trong các cơ sở có đăng ký kinh doanh, sản phẩm MBH phải có dán tem kiểm định chất lượng mới được phép kinh doanh và khi lưu thông trên đường, nếu ai bị phát hiện đội mũ không đảm bảo chất lượng, mũ cách điệu v.… cũng bị xử phạt như đối với các trường hợp không đội MBH, đội mũ không cài dây…

Đồng thời cũng phải kiên quyết xử lý các trường hợp người lớn chở trẻ em trên xe máy nhưng không đội mũ cho con em mình.

Cuối cùng nên chăng nâng mức xử phạt lên cao hơn nữa đối với các trường hợp vi phạm liên quan đến MBH. Đã đến lúc có những giải pháp tổng thể mang tính kiên quyết và bền vững liên quan đến cái MBH, để nó không còn là câu chuyện dài, tồn tại một cách dai dẳng không đáng có như vậy trong một xã hội đang đi lên văn minh, hiện đại như nước ta hiện nay.

Diệp Dân Hùng / Đà Nẵng

http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Ban-Doc/549864/Doi-dieu-muon-noi-xung-quanh-cai-mu-bao-hiem-tpov.html

Thị trường BH môtô – xe gắn máy : Vì sao chưa hấp dẫn?

Aug 14, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments
Theo tin từ Cục Đăng kiểm VN, hiện cả nước có khoảng 20 triệu môtô, xe gắn máy đang lưu hành. Nếu theo quy luật, với lượng xe lớn như vậy thì từ ngày 1/7/2009 (thời điểm bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy) thị trường bảo hiểm sẽ rất sôi động. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng áp dụng, số người tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với môtô, xe gắn máy là rất thấp.

 

Ông Cung Trọng Toàn – Giám đốc Công ty Bảo Minh Hà Nội cho biết: “Tuy quy định pháp luật đã bắt buộc người sở hữu môtô, xe gắn máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) nhưng đa số chủ sở hữu môtô, xe gắn máy vẫn ít quan tâm, trong khi việc tuyên truyền của đa số doanh nghiệp về lợi ích của bảo hiểm cũng chưa tốt.Người dân luôn cho rằng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm “làm khó” khách hàng khi làm thủ tục bồi thường, nhưng thực ra người mua bảo hiểm xe máy cần thông cảm với các quy định chặt chẽ vì nếu đơn giản quá sẽ tạo thuận lợi cho hành vi lập tai nạn giả, thiệt hại giả để chiếm đoạt tiền bồi thường. Tuy nhiên, nên có giải pháp dung hòa quyền lợi giữa khách hàng và công ty bảo hiểm như: nếu mức bồi thường dưới 1 triệu đồng thì hồ sơ nên đơn giản hơn mức bồi thường từ 20 – 30 triệu đồng”…Thượng tá Lê Quang Mỹ – Đội trưởng Đội CSGT huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Hiện lực lượng CSGT chưa có chuyên đề, cao điểm xử lý vi phạm môtô, xe máy không có giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS mà chỉ xử lý nếu phát hiện thông qua lỗi ban đầu của người vi phạm”.

Trước thực trạng phần lớn những người mua bảo hiểm TNDS chủ môtô, xe gắn máy hiện nay chỉ là những người mua xe mới để hoàn tất thủ tục đăng ký xe sau đó họ không tái thủ tục hợp đồng nữa, ông Phạm Đình Trọng – Phó Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính khuyến cáo: Việc bảo hiểm môtô, xe gắn máy rất có lợi cho các chủ sở hữu. Bởi khi không may xảy ra TNGT, chủ xe phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn do xe gây ra (người thứ ba) cả về tính mạng và tài sản của họ, đồng thời có thể phải bồi thường cho cả hành khách ngồi trên xe (nếu có thiệt hại).

Nếu chủ xe không mua bảo hiểm TNDS thì họ phải tự lo kinh phí để cho trả các khoản này, và rất có thể họ không chi trả được nếu vượt quá năng lực tài chính của mình, dẫn đến gây khó khăn cho cả chủ xe và người bị thiệt hại. Trường hợp chủ xe mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường các khoản trên.

Về việc người dân phản ánh các thủ tục bồi thường của các công ty bảo hiểm quá rắc rối, ông Trọng cho biết, hiện các thủ tục giải quyết bồi thường của một số công ty bảo hiểm còn phức tạp, gây phiền hà chủ xe, phần nào làm mất lòng tin đối với người tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy, sắp tới Bộ Tài chính sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo doanh nghiệp nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về bán và giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm.

Luật GTĐB quy định, người lái xe gắn máy khi điều khiển phương tiện phải mang theo 3 loại giấy: giấy đăng ký xe, GPLX, giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới.

Khi xảy ra TNGT, để được đền bù thỏa đáng từ các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định, khách hàng phải thông báo ngay với doanh nghiệp để được hướng dẫn kịp thời. Đồng thời thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất. Biên bản xử lý TNGT của cơ quan công an hay biên bản xác nhận của chính quyền địa phương sẽ là những tài liệu quan trọng khi lập hồ sơ giải quyết bồi thường.

                                                                                       

 

Thay đổi thói quen khách hàng để giảm phí bồi thường

Aug 13, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments
 
 

Ảnh minh họa                                   
                                Ảnh minh họa

(ĐTCK-online) Trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc 6 tháng đầu năm 2011, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất với 31%, tương ứng 3.102 tỷ đồng. Nghiệp vụ đơn giản và dễ khai thác nên tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều đẩy mạnh hoạt động khai thác sản phẩm này, thậm chí nhiều doanh nghiệp mới vào thị trường coi bảo hiểm xe cơ giới là một trong những sản phẩm mũi nhọn.Tuy nhiên, về tỷ lệ bồi thường, xét theo cơ cấu nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới cũng luôn đứng vị trí thứ hai, thứ ba.

6 tháng đầu năm 2011, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới đứng thứ ba với tỷ lệ thực bồi thường gốc 43%, chủ yếu là bồi thường vật chất xe. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao ở nghiệp vụ này gồm: Phú Hưng (231%), ABIC (126%), Chartis (73%), Liberty (66%), Groupama (59%), Bảo Long và MIC (55%), Fubon (53%) và Bảo Ngân (51%).

Doanh thu cao nhưng bồi thường cũng cao khiến nghiệp vụ này thực tế không đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Đứng trước tỷ lệ thực bồi thường gốc quá cao, các doanh nghiệp bảo hiểm đều đang tìm mọi biện pháp nhằm “kéo” tỷ lệ bồi thường giảm xuống thấp nhất có thể.

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đều đang đưa ra mức phí áp dụng chung với mọi đối tượng khách hàng. Đây là điều bất hợp lý. Nguyên tắc bảo hiểm là khách hàng có rủi ro cao phải đóng phí bảo hiểm cao và ngược lại, khách hàng có rủi ro thấp thì đương nhiên được hưởng phí bảo hiểm thấp. Vì vậy, biểu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải được phân loại chi tiết hơn, phù hợp với rủi ro của từng khách hàng, đảm bảo tính công bằng trong đối xử với khách hàng.

Ông Lộc đề xuất, rủi ro sử dụng xe khác nhau (xe công, xe cá nhân, xe kinh doanh vận tải) thì mức phí bảo hiểm phải khác nhau; loại xe khác nhau thì phí bảo hiểm cũng phải khác nhau; nếu có ý thức quản lý rủi ro cao thì khách hàng phải được hưởng phí bảo hiểm thấp và chủ xe tự gánh chịu rủi ro (một phần số tiền bồi thường) làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được hưởng phí bảo hiểm thấp hơn.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đẩy mạnh tuyên truyền tới khách hàng các phương án tính phí mới. Chẳng hạn như Liberty, Công ty thực hiện tính phí bảo hiểm riêng cho từng xe. Không những thế, phí bảo hiểm tái tục sẽ dựa trên lịch sử bồi thường mỗi khách hàng trong những năm trước đó. Ví dụ, khách hàng của Liberty có thể được giảm đến 50% phí bảo hiểm tái tục nếu yêu cầu bồi thường ít hơn 3 lần/năm và số tiền bồi thường không vượt quá 300% phí bảo hiểm. Liberty cũng đang khuyến khích khách hàng lựa chọn mức miễn thường để nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài sản.

Bảo Minh cũng đã áp dụng chương trình giảm phí cho khách hàng bằng cách lựa chọn mức miễn thường. Cụ thể, mức miễn thường chuẩn là 500.000 đồng/vụ. Nếu khách hàng lựa chọn mức miễn thường 1.000.000 đồng/vụ sẽ được giảm 5% phí tiêu chuẩn; mức miễn thường 2.000.000 đồng/vụ được giảm 15% phí tiêu chuẩn… Các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng có những phương án khác nhau để giảm thiểu tỷ lệ bồi thường cho nghiệp vụ này. Trong đó, phương án khuyến khích khách hàng sử dụng mức miễn thường được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Tuy nhiên, lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần khá lớn trên thị trường hiện nay chia sẻ, tâm lý khách hàng khi mua bảo hiểm muốn được bảo hiểm từ A đến Z khi chẳng may có tổn thất xảy ra, vì thế khách hàng thường chấp nhận đóng phí cao ngay từ đầu. Ví dụ, nếu chọn mức miễn thường, khách hàng có thể được giảm phí còn 1,35% thay vì đóng phí 1,5% nhưng khách hàng chỉ được bảo hiểm từ F đến Z, còn đoạn từ A đến E là khách hàng phải lo.

Tâm lý của khách hàng chưa thực sự thông suốt là trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Theo ông Phùng Đắc Lộc, trong cách tuyên truyền của doanh nghiệp bảo hiểm, hạ phí cho người tham gia bảo hiểm nhiều năm liên tục không bị tổn thất được coi là thưởng cho khách hàng vì không có khiếu nại đòi bồi thường. Đây là thông lệ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm quốc tế. Vì vậy, việc giảm phí (thưởng không phải bồi thường) được coi là một chi phí hợp lý hợp lệ không bị xuất toán. Ông Lộc kiến nghị, các cơ quan quản lý cần phải công nhận cách tính phí trên là có cơ sở khoa học, tăng giảm phí theo mức độ rủi ro không phải là cạnh tranh không lành mạnh.

Ngọc Lan
Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Bảo hiểm ô tô, xe máy – Cần cái đầu tỉnh táo

Aug 13, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

 TP HCM hiện có gần 4 triệu xe máy, hơn 400.000 ôtô và khoảng 1 triệu xe máy của dân nhập cư, vãng lai. Mỗi ngày có trên 108 ô tô, hơn 878 xe máy được đăng ký mới.

Để giúp khách hàng nhận diện rõ được sản phẩm bảo hiểm có chất lượng, tránh các rủi ro, phiền hà khi tham gia bảo hiểm, Báo GTVT xin cung cấp đến bạn đọc vài thông tin cơ bản để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp nhu cầu.

Những điều khách hàng ít để ý khi tham gia bảo hiểm

Hiện nay sự hiểu biết của người dân về chi tiết sản phẩm bảo hiểm, so sánh sản phẩm bảo hiểm này với sản phẩm bảo hiểm khác để đưa ra sự lựa chọn tối ưu cho những rủi ro cần được bảo hiểm của khách hàng rất hạn chế. Đa số khách hàng chỉ quan tâm đến lựa chọn phí bảo hiểm sao cho thấp hơn mà bỏ qua vấn đề chi trả, mức bồi thường, thời gian giải quyết rủi ro…

Theo các chuyên gia bảo hiểm khách hàng thường mặc cả phí bảo hiểm, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, uy tín, khả năng thực hiện cam kết đó của doanh nghiệp bảo hiểm. Và có khi không rõ bảo hiểm những rủi ro gì, loại trừ trong trường hợp nào, khi thiên tai tai nạn báo cho ai, địa chỉ nào, thủ tục hồ sơ đòi bồi thường cần làm những giấy tờ gì…

Cơ bản nhất là khi giải quyết bồi thường bị chậm trễ, bồi thường không đầy đủ (cắt giảm) hoặc từ chối bồi thường thì khách hàng không biết là doanh nghiệp giải quyết đúng hay sai, hỏi ai và khiếu kiện tiếp tục ở đâu? Tâm lý khách hàng khi nhận được tiền bồi thường là quý, ít ai để ý doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đúng cam kết hay chưa?

Thị trường bảo hiểm tiềm năng như vậy nên DNBH lựa chọn nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đầu tiên để khai thác và còn coi đây là nghiệp vụ chủ yếu, trung tâm, là chiến lược để phát triển doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự cạnh tranh vốn đã gay gắt nay lại càng gay gắt hơn.

Nhiều chiêu thức tung ra để cạnh tranh

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thường do đại lý bảo hiểm khai thác, vì vậy cạnh tranh chủ yếu vẫn là hạ phí, tăng hoa hồng đại lý, tăng hỗ trợ cho đại lý.

Hạ phí là cách dễ nhất mà các đại lý thường làm. Bảo hiểm là bán lời cam kết, chưa bỏ ra chi phí khi đưa sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng nên không có sức ép về lỗ lãi và không có giới hạn về năng lực cung cấp số lượng sản phẩm cho khách hàng.

Tổ chức có nhiều xe tham gia bảo hiểm, tham gia bảo hiểm nhiều năm liên tục, cá nhân có 2 – 3 xe tham gia bảo hiểm cũng được hạ phí. Ký hợp đồng bảo hiểm hai, ba năm liên tục để hạ phí nhưng thực tế khách hàng chỉ đóng phí bảo hiểm từng năm thậm chí là từng quý, hạ thấp số tiền bảo hiểm, giữ nguyên tỷ lệ phí nhưng tổng số phí bảo hiểm thu về thấp hơn.

Có doanh nghiệp bảo hiểm đưa rủi ro mất cắp phụ tùng (cắp gương, đèn, kính, la – răng) vào nhưng không tăng phí bảo hiểm. Việc này rất khó với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam do không quản lý, kiểm soát được rủi ro. Vì vậy không ít doanh nghiệp bảo hiểm đã thất bại và buộc phải đưa rủi ro mất cắp phụ tùng vào loại trừ bảo hiểm.

Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm còn cố tình lờ đi không đánh giá (hoặc không đủ dữ liệu đánh giá) các tình tiết tăng nặng rủi ro, tăng thêm chi phí bồi thường như: mục đích sử dụng xe, thời gian sử dụng xe trong ngày, khoảng cách hoạt động trung bình của xe trong ngày, tầm hoạt động của xe, ga-ra giữ xe hoặc để ngoài trời và quan trọng nhất là tuổi xe.

Tình tiết tinh thần: độ tuổi người lái xe, năm kinh nghiệm của người lái xe, số lần vi phạm luật lệ an toàn giao thông của lái xe và lịch sử tai nạn đã xảy ra của xe được bảo hiểm cũng như trình độ quản lý tai nạn đảm bảo ATGT của chủ xe. Đôi khi để lôi kéo đại lý bán bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, số tiền hỗ trợ đại lý còn lớn hơn cả hoa hồng đại lý.

Ông Vũ Thái Nam – Trưởng phòng Thị trường Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO BẾN THÀNH) cho biết, nếu chạy theo cái lợi trước mắt thì khó phát triển bền vững, DNBH sẽ làm khách hàng thiếu tin tưởng, do vậy chúng tôi kiên trì xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với giá trị cốt lõi, chỉ cam kết những gì mình có thể thực hiện được và cố gắng thực hiện bằng được những gì mình đã cam kết.

Nhiều DNBH hiện nay đã vượt lên cái khó thu hút khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng kết hợp với chính sách khai thác linh hoạt, tập trung xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau trên cơ sở hiệu quả, đồng thời cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng.

Minh Nghĩa
giaothongvantai.com.vn

 

Mua bảo hiểm xe máy với mức phí bao nhiêu?

Aug 8, 2011   //   by root   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

Trên trang web bán bảo hiểm trực tuyến, hiện Bảo Hiểm Xe Máy .Net cung cấp các gói bảo hiểm xe máy như sau:

+ Gói phí 60.500đ: bảo hiểm riêng trách nhiệm dân sự cho xe máy dung tích xi lanh dưới 50cc.

+ Gói phí 66.000đ: bảo hiểm riêng trách nhiệm dân sự cho xe máy dung tích xi lanh từ 50cc trở lên.

+ Gói phí 86.000đ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự + bảo hiểm tự nguyện cho xe máy dung tích xi lanh từ 50cc trở lên + bảo hiểm tai nạn cho 2 người ngồi trên xe với mức trách nhiệm 10.000.000đ/người/vụ tai nạn.

Bảo hiểm xe cơ giới

Jul 14, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  1 Comment

Bao gồm các loại hình:

  • Bảo hiểm bắt buộc TNDS của Chủ xe cơ giới (bao gồm bảo hiểm TNDS của Chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe).
  • Bảo hiểm tự nguyện TNDS của Chủ xe cơ giới (bao gồm bảo hiểm TNDS của Chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe).
  • Bảo hiểm TNDS của Chủ xe cơ giới đối với hàng hoá trên xe.
  • Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái, phụ xe.
  • Bảo hiểm vật chất xe.

Áp dụng cho xe ô tô, xe máy chuyên dùng bao gồm: Xe ôtô; máy kéo; Xe Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc, được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe máy thi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác có tham gia giao thông đường bộ

Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

Jul 14, 2011   //   by baohiemxemay   //   Bảo hiểm xe máy  //  No Comments

Thứ ba, 25 Tháng 1 2011 16:58

 

Tên văn bản: Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Ngày ban hành: 16/09/2008
Ngày đăng công báo: 01/10/2008
Ngày hiệu lực: 16/10/2008
Ngày hết hiệu lực:
Loại văn bản: Nghị định
Số hiệu: 103/2008/NĐ-CP
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực

Tóm tắt:

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới – Theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ban hành ngày 16/9/2008, Chính phủ quy định: chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS trở lên cho cùng 1 xe cơ giới….

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 5 ngày từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.
Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải xác minh hồ sơ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt. Cụ thể, hành vi không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 100.000 đồng; người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 500.000 đồng…
Từ chối bán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 10 triệu đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng nếu sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho chủ xe cơ giới không đúng quy định của Bộ Tài chính; bị phạt 30 triệu đồng nếu không tuân thủ thời giạn bảo hiểm; bị phạt 50 – 70 triệu đồng nếu không tuân thủ mức phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
Việc trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng quy định bị phạt 70 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm bị phạt tiền từ 30 – 70 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Pages:12»