Nguyên tắc pháp lý của bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng giữa người đề nghị bảo hiểm ( proposer) và công ty bảo hiểm ( The insurer). Do vậy hợp đồng này phải tuân thủ luật pháp quy định có liên quan điều chỉnh mối quan hệ này. Những nguyên lý cơ bản của một thỏa thuận hợp đồng là
– Đề xuất và chấp thuận:
– Xem xét, đánh giá
– Khả năng thực hiện hợp đồngNgoài ra, Đối với hợp đồng bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên lý pháp lý như sau:
A. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
B. Nguyên tắc bồi thường
C. Lợi ích bảo hiểm
D. Thế quyền
E. Đóng góp bồi thườngA. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối ( Utmost Good faith)
Nhiều người thường dịch là ” khai báo trung thực” nhưng phải cần làm rõ hơn đây là nghĩa vụ khai báo (duty of disclosure) của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những yếu tố quan trọng (material facts) có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng bảo hiểm.Nghĩa vụ khai báo thông thường nghiêng về phía người đề nghị mua bảo hiểm, họ biết rõ các rủi ro cần phải mua bảo hiểm. Việc không khai báo có thể dẫn tới việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm.
Yếu tố quan trọng được xác định là những thông tin ảnh hưởng đến việc đánh giá của công ty bảo hiểm có chấp nhận bảo hiểm hay không, nếu chấp nhận thì phí và các điều kiện bảo hiểm sẽ ntn?
Ví dụ: Những yếu tố quan trọng
– Nhà máy có hàng hóa là những vật liệu dễ cháy ( bảo hiểm cháy nổ)
– Siêu thị có nhiều vụ ăn trộm ( bảo hiểm trộm cắp)
– Người mua bảo hiểm này đã từng bị từ chối bảo hiểm ( các loại hình bảo hiểm)Luật pháp chấp thuận một số yếu tố ít quan trọng và không cần khai báo
– sự thật về việc giảm thiểu rủi ro hơn thông thường ( lắp đặt hệ thống báo cháy đối với rủi ro cháy nổ)
– sự thật công ty bảo hiểm phải biết ( đồ trang sức dễ thu hút kẻ trộm )Nghĩa vụ khai báo được duy trì trong suốt quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng, trong thời gian thực hiện hợp đồng ( nếu có sự thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro) và sẽ tiếp tục khi tái tục hợp đồng.
B. Nguyên tắc bồi thường ( Indemnity)
Đây là một nguyên tắc cội nguồn của bảo hiểm, khi có tổn thất phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền lấy lại chính xác giá trị đã bị tổn thất mất mát ( không nhiều hơn hay ít hơn). Việc cố tình lấy nhiều hơn tiền bồi thường là việc vi phạm và dẫn đến sự vô hiệu của đơn bảo hiểm.– Xác định số tiền bồi thường
Việc xác định số tiền bồi thường liên quan đến lợi ích bảo hiểm trước và sau tổn thất. Ví dụ nhà máy trước tổn thất cháy là 5 triệu USD, sau khi cháy còn lại là 4 triệu USD, thì bảo hiểm sẽ bồi thường phần chênh lệch giá trị tài sản là 1 triệu USDĐối với bảo hiểm trách nhiệm việc xác định số tiền bồi thường rất khó khăn, thông thường cần sự phân xử tại tòa án để xác định được nghĩa vụ bồi thường trách nhiệm.
Việc bồi thường bảo hiểm tài sản là việc đàm phán giữa người bảo hiểm và người khiếu nại để xác định số tiền bồi thường. Bắt đầu từ việc ước tính chi phí sữa chữa để xác định là tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận.
Đối với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn con người thì giá trị con người là vô giá, nên nguyên tắc bồi thường sẽ dựa trên những tổn thất về tài chính.
– Phương pháp bồi thường
Sữa chữa ( repair); thường thấy ở bảo hiểm oto, xe được sữa chữa tại các gara
Thay thế ( replacement): Khi việc sữa chửa không đáp ứng được thì cần phải thay thế tài sản bị hư hỏng, mất mát
Khôi phục ( reinstalment). Đây là một hình thức mà người bảo hiểm khôi phục nguyên trạng trước khi tổn thất. Ví dụ xây lại ngôi nhà, nhà máy … Tuy nhiên hình thức này không phổ biến do những rủi ro nếu người được bảo hiểm không hài lòng với tài sản mới được khôi phục …Trên thực tế người được bảo hiểm thường không nhận được đầy đủ số tiền bồi thường , do những nguyên nhân như đơn bảo hiểm có mức miễn thường, hoặc số tiền bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thấp hơn số tiền bồi thường…
Bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài: Không chạy theo trào lưu
‘Đầu tư ra nước ngoài không phải chạy theo trào lưu, mà đều được các DN bảo hiểm cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên chiến lược phát triển dài hạn của DN, nguồn vốn, nguồn nhân lực cũng như phân tích rõ những thế mạnh tại các thị trường dự kiến đầu tư’, ông Cao Minh Sơn, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm CVI chia sẻ với ĐTCK về những cơ hội đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm.
Đã có những ý kiến e ngại, thậm chí là nghi ngờ về ‘trào lưu’ đầu tư ra nước ngoài của các DN bảo hiểm phi nhân thọ, nhất là khi thị trường trong nước còn mênh mông chưa khai phá hết. Là người trong cuộc, ông nhận định thế nào về việc đầu tư ra nước ngoài này?
Với sự phát triển khá tốt của nền kinh tế, cộng với dân số đông, môi trường hấp dẫn cho các dự án đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các DN bảo hiểm trong và ngoài nước khai phá.
Tuy nhiên, do thực trạng chung là có quá nhiều DN hoạt động trên thị trường, trình độ nhận thức của người dân về bảo hiểm chưa cao, nên sự phát triển của các DN bảo hiểm tại Việt Nam còn rất hạn chế. Tình hình cạnh tranh giữa các DN là khá gay gắt, bao gồm cả các hình thức cạnh tranh phi kỹ thuật như hạ phí, hạ mức khấu trừ, mở rộng điều khoản điều kiện Mở rộng đầu tư ra ngoài thị trường Việt Nam là một hướng đi mới và có thể coi là một xu hướng tất yếu của các DN bảo hiểm nhằm khai thác các thị trường mới nổi, có nhiều cơ hội, và đang rộng mở đối với các NĐT.
Ngoài các NĐT là DN bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm Campuchia có hấp dẫn các NĐT nước ngoài không, thưa ông?
Hiện nay, thị trường bảo hiểm Campuchia có 6 DN bảo hiểm và 1 DN tái bảo hiểm. Ngoài Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Campuchia và Công ty Bảo hiểm Quốc gia Campuchia (Caminco) có 100% vốn trong nước, các DN còn lại đều có vốn góp nước ngoài: CVI là công ty bảo hiểm có 80% vốn đầu tư từ Việt Nam; Asia Insurance (Cambodia) có vốn góp giữa các liên doanh bảo hiểm của Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia; Campubank Longpac là công ty của Malaysia; Forte có vốn góp của Singapore; Infinity Insurance là công ty liên doanh của một tập đoàn kinh tế trong nước và nước ngoài. Điều này chứng tỏ thị trường bảo hiểm Campuchia khá hấp dẫn các NĐT nước ngoài.
Bên cạnh lĩnh vực bảo hiểm hàng không và xe cơ giới, nhóm sản phẩm bảo hiểm tài sản kỹ thuật cũng sẽ là một lĩnh vực tiềm năng đối với các DN bảo hiểm khi gia nhập thị trường Campuchia.
Theo ông, khó khăn lớn nhất của các DN bảo hiểm Việt Nam khi thâm nhập thị trường này là gì?
Thứ nhất, về năng lực bảo hiểm, đa phần DN bảo hiểm hiện đang hoạt động tại Campuchia đều có vốn góp của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Do đó, họ nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ công ty mẹ ở nước sở tại trong việc cung cấp năng lực bảo hiểm để chấp nhận các rủi ro tại thị trường Campuchia. Bên cạnh đó, các DN này cũng đã có thời gian hoạt động khá lâu tại Campuchia, nên hiểu rõ đặc thù rủi ro của thị trường, từ đó có được các điều kiện điều khoản phù hợp hơn.
Đối với các DN Việt Nam, năng lực bảo hiểm chủ yếu phụ thuộc vào các công ty tái bảo hiểm nước ngoài, đặc điểm thị trường mới nên rất khó để thu xếp được chương trình bảo hiểm/tái bảo hiểm đủ sức cạnh tranh với các DN cũ, đặc biệt là đối với những dự án lớn.
Thứ hai, về việc thiết lập hệ thống mạng lưới kinh doanh. Tại Việt Nam, 1 công ty bảo hiểm có thể có nhiều chi nhánh và có mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước. Việc khai thác các dịch vụ bán lẻ như xe cơ giới, con người chủ yếu dựa vào mạng lưới này. Nhưng ở Campuchia, để được hoạt động với tư cách là đại lý bảo hiểm, cá nhân hoặc tổ chức phải được Bộ Kinh tế Tài chính nước này cấp giấy phép hoạt động, phải đăng ký mã số thuế và phải ký quỹ 10.000 USD tại Ngân hàng Trung ương Campuchia trong suốt thời gian hoạt động. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng mạng lưới đại lý của các công ty bảo hiểm, ảnh hưởng đến nguồn doanh thu từ hoạt động đại lý cho các DN bảo hiểm nói riêng và doanh thu của toàn thị trường bảo hiểm nói chung.
Thứ ba, sự khác biệt về ngôn ngữ và tập quán kinh doanh cũng là một khó khăn khá lớn cho các DN Việt Nam khi bắt đầu kinh doanh tại thị trường Campuchia. Sự khác biệt giữa hệ thống luật pháp và tập quán kinh doanh cũng yêu cầu các DN Việt Nam phải có sự nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật có liên quan, cũng như có sự linh hoạt trong hoạt động cho phù hợp với đặc thù của thị trường.
CVI được trợ giúp rất nhiều từ các mối quan hệ khách hàng của BIDV. Nếu không có sự trợ giúp này thì sao, thưa ông?
Không thể phủ nhận để có những bước đi bắt đầu vững chắc như ngày hôm nay của CVI là nhờ rất lớn vào sự hậu thuẫn của BIDV và sự hỗ trợ đắc lực về mặt nghiệp vụ bảo hiểm của BIC.
CVI đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các mối quan hệ của BIDV, đó là những thuận lợi giúp CVI có nền tảng và điểm tựa mạnh trong giai đoạn khởi đầu. Nhưng tôi cho rằng, để tồn tại và trụ vững trên thị trường, đặc biệt là khi cuộc cạnh tranh đang thực sự bắt đầu, thì điểm tựa tốt không phải là tất cả.
Những dự án của các NĐT Việt Nam vào thị trường Campuchia thông qua sự hỗ trợ của ngân hàng cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa phát sinh doanh thu cho bảo hiểm. CVI đã phải tự vận động tìm kiếm những khách hàng lớn, có quan hệ với các cổ đông góp vốn khác như Hãng hàng không Quốc gia Campuchia, Công ty Cavifoods, Ngân hàng Canadian Bank Các khách hàng này đã lựa chọn CVI và đang tiếp tục tín nhiệm CVI cho các hợp đồng bảo hiểm tiếp sau đó. Chúng tôi đang trưởng thành và tự cạnh tranh bằng chính năng lực và chất lượng dịch vụ bảo hiểm của mình.
Ngọc Lan thực hiện / Đầu tư Chứng khoán điện tử
http://www.bic.vn/Desktop.aspx/Tin-tuc/Thi-truong-bao-hiem/14178/
‘Ngại’ tham gia bảo hiểm xe máy vì… ít bị phạt
BaoHiemXeMay.net – Hiện nay, cả nước có khoảng 20 triệu xe máy và từ 25/4 áp dụng chế tài phạt 100.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện, chủ xe cơ giới đường bộ không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy. Tuy nhiên, số người tham gia bảo hiểm bắt buộc vẫn rât thấp.
Anh Nguyễn Tiến Ngân (phòng 102, tập thể 52 Đoàn Thị Điểm, Hà Nội) đưa hai giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy của gia đình, rồi kể những quyền lợi được hưởng: “Đóng phí 60.500 đồng mỗi năm được bồi thường tối đa về người, tài sản tới 30 triệu đồng mỗi vụ”. Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng Phòng hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông (C26), khẳng định, sản phẩm bảo hiểm này mang tính nhân đạo cao bởi chủ phương tiện gây tai nạn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sẽ được công ty bảo hiểm đứng ra bồi thường cho nạn nhân.
Ngoài ra, hơn 20 triệu xe gắn máy, mô tô đang lưu hành tại Việt Nam hứa hẹn một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, ông Cung Trọng Toàn, Giám đốc Công ty Bảo Minh Hà Nội, than phiền, người dân vẫn ít quan tâm mua sản phẩm bảo hiểm trên. Ông Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên Phòng kinh doanh, Công ty CP bảo hiểm Bưu điện, cho biết: “Trong tháng 4, người dân đổ xô đi mua nhưng sau đó thấy cảnh sát giao thông không kiểm tra nên lượng khách lại giảm mạnh”.
Theo phân tích của một số công ty bảo hiểm, sản phẩm này “ế” vì chủ phương tiện chưa nhận thức đầy đủ, công tác tuyên truyền của doanh nghiệp về lợi ích của bảo hiểm cũng chưa tốt, nhưng quan trọng nhất là việc xử phạt chưa thực hiện ráo riết. Thượng tá Trần Sơn giải thích, cảnh sát giao thông chưa xử lý mạnh loại vi phạm này vì không thể biết người nào đang điều khiển xe không có giấy chứng nhận bảo hiểm mà chỉ có thể phát hiện thông qua lỗi ban đầu.
Một số cảnh sát giao thông thừa nhận, họ chỉ thường tập trung phạt những lỗi chính như vượt đèn đỏ, không mang theo bằng lái hoặc đăng ký xe chứ ít phạt lỗi không có bảo hiểm.
Ngại đòi tiền bồi thường
Theo ông Toàn, biện pháp tốt nhất nâng cao nhận thức cho người dân là doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường tuyên truyền, còn cảnh sát giao thông đẩy mạnh kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, ông Toàn thừa nhận, người dân nghĩ rằng thủ tục bồi thường sau tai nạn phiền hà nên nếu có mua cũng chủ yếu là để đối phó.
Nhiều khách hàng cho biết, họ thấy “choáng” khi đọc danh mục giấy tờ phải hoàn tất nếu muốn được bồi thường khi tai nạn xảy ra. Một cán bộ của Công ty CP bảo hiểm Petrolimex thừa nhận, thủ tục còn khá phức tạp. “Nếu tôi phải đền 300.00 – 400.000 đồng khi tai nạn xảy ra thì tự bỏ tiền túi ra chứ thời gian đâu mà hoàn tất đầy đủ các thủ tục trên”, anh Ngân cho biết. Chị T.X, công tác trong một doanh nghiệp viễn thông tại Hà Nội, nói: “Tôi mua bảo hiểm vì bị sếp… ép. “Sếp tổng” phát công văn chỉ đạo các đơn vị thành viên yêu cầu toàn bộ cán bộ công nhân viên phải bỏ tiền túi mua bảo hiểm.
Trưởng Phòng hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông (C26) Nguyễn Ngọc Tuấn thông cảm với các quy định chặt chẽ của doanh nghiệp bảo hiểm vì nếu đơn giản quá sẽ tạo thuận lợi cho hành vi lập tai nạn giả, thiệt hại giả hòng chiếm đoạt tiền bồi thường. Thượng tá Tuấn đề xuất giải pháp dung hòa quyền lợi hai bên: nếu mức bồi thường từ một triệu đồng trở xuống thì hồ sơ đơn giản hơn mức bồi thường 20 – 30 triệu đồng.
Một đại lý bảo hiểm cho biết, đại lý được hưởng 40 – 45% “hoa hồng” trên mỗi hợp đồng bảo hiểm trị giá 66.000 đồng mỗi năm.n nội dung.
Trịnh Hiếu / Báo Đất Việt online
Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khi làm thủ tục cấp đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (viết gọn là xe cơ giới) phải yêu cầu chủ xe xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng Cảnh sát khác có liên quan khi tuần tra kiểm soát nếu phát hiện người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe cơ giới không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì phải lập biên bản, xử lý kịp thời theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ với mức tiền phạt như sau:
– Phạt tiền 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực;
– Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2009 (đã đăng Công báo ngày 10/3/2009) và thay thế Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BCA-BTC ngày 07/11/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn việc phối hợp thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới./.