Thuật ngữ bảo hiểm: xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới
Thuật ngữ bảo hiểm giúp bạn hiểu rõ hơn các từ chuyên môn trong bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới.
Xe cơ giới (Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới)
“Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, …
“Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.
Doanh nghiệp bảo hiểm
“Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
“Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Chủ xe cơ giới (Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới)
“Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.
“Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.
Bảo hiểm xe cơ giới: Hiểu rõ để an tâm
Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, người điều khiển xe không có giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng
Ngày 25-2, liên bộ Tài chính- Công an đã ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới.
Đây là bảo hiểm bắt buộc
Nếu chỉ lưu thông bình thường trên đường mà không có những bất trắc xảy ra thì sẽ không ai nghĩ đi mua bảo hiểm làm gì. Nhưng khi không may xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe phải có trách nhiện bồi thường cho người bị tai nạn do xe gây ra cả về tính mạng, tài sản và bồi thường cho cả hành khách ngồi trên xe (nếu có thiệt hại), lúc ấy mọi người mới thấy hết cái lợi của việc mua bảo hiểm. Trong trường hợp này, nếu chủ xe không mua bảo hiểm TNDS thì bản thân họ phải tự lo kinh phí để chi trả cho các khoản này và một khi không chi trả được do năng lực tài chính không có đủ sẽ gây khó khăn cho cả người bị thiệt hại và chủ xe. Chính vì những lý do như trên, chủ phương tiện xe cơ giới các loại bắt buộc phải mua bảo hiểm TNDS. Khi có tai nạn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trực tiếp đứng ra lo tất cả các khoản bồi thường.
Để tạo điều kiện cho mọi công dân có thể mua bảo hiểm được dễ dàng, tại 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên toàn lãnh thổ VN, hoặc tại các mạng lưới, phòng giao dịch, địa điểm bán bảo hiểm do các công ty này tổ chức ở khắp mọi nơi, thậm chí ở ngay các cửa hàng xăng dầu, những nơi đăng ký xe… đều có tổ chức bán bảo hiểm xe cơ giới với nhiều hình thức khuyến mãi. Về hình thức mua bảo hiểm, nếu chủ xe đã tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định trước đây (Nghị định 115/1997 và Quyết định 23/2007) thì nay phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định mới khi giấy chứng nhận cũ hết hiệu lực. Nếu chủ xe chỉ mới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện TNDS, bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, bảo hiểm vật chất xe… thì phải tham gia thêm bảo hiểm bắt buộc TNDS.
Quy định chi tiết về trách nhiệm các bên
Mua bảo hiểm thì dễ nhưng khi có sự cố xảy ra thì thủ tục làm hồ sơ bồi thường khá rắc rối. Chính vì vậy, hầu hết chủ xe cơ giới đều ngán ngại khi vấp phải hàng loạt các đòi hỏi về thủ tục của doanh nghiệp bảo hiểm, làm mất đi lòng tin của người tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp này, thông tư liên bộ cũng đã quy định chi tiết. Theo đó, khi có tai nạn xảy ra, chủ xe phải cung cấp các loại tài liệu liên quan đến vụ tại nạn như giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực ,bản sao giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy, CMND hoặc hộ chiếu cho cơ quan công an. Sau khi đã có những giấy tờ này, cơ quan công an phải có trách nhiệm thu thập, hoàn chỉnh hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào những chứng cứ đã có để bồi thường. Trong trường hợp tai nạn nhỏ, CSGT không có mặt ở hiện trường nên không có biên bản của công an thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào khai báo của chủ xe, xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, hoặc thông qua công tác giám định nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm để căn cứ lập hồ sơ bồi thường.
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho chủ xe số tiền mà chủ xe đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp chủ xe chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.
Mức phí có thời hạn bảo hiểm 1 năm
– Ô tô dưới 6 chỗ ngồi dùng cho cá nhân 345.000 đồng
– Ô tô từ 6 đến 11 chỗ ngồi 690.000 đồng
– Ô tô từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.104.000 đồng
– Ô tô trên 24 chỗ ngồi 1.587.000 đồng
– Xe máy dưới 50 phân khối 50.000 đồng
– Xe máy trên 50 phân khối 60.000 đồng
Mức bồi thường khi xảy ra tai nạn: Trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra cao nhất là 50 triệu đồng cho một người cho một vụ tai nạn. Mức bồi thường đối với thiệt hại về tài sản do môtô hai bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự gây ra là 30 triệu đồng cho mỗi vụ tai nạn.