Browsing articles tagged with "nguyên tắc bảo hiểm | Bảo hiểm xe máy PJICO, Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, AAA"

Nguyên tắc pháp lý của bảo hiểm

Sep 5, 2011   //   by baohiemxemay   //   Tin tức  //  No Comments

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng giữa người đề nghị bảo hiểm ( proposer) và công ty bảo hiểm ( The insurer). Do vậy hợp đồng này phải tuân thủ luật pháp quy định có liên quan điều chỉnh mối quan hệ này. Những nguyên lý cơ bản của một thỏa thuận hợp đồng là

– Đề xuất và chấp thuận:
– Xem xét, đánh giá
– Khả năng thực hiện hợp đồng

Ngoài ra, Đối với hợp đồng bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên lý pháp lý như sau:

A. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
B. Nguyên tắc bồi thường
C. Lợi ích bảo hiểm
D. Thế quyền
E. Đóng góp bồi thường

A. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối ( Utmost Good faith)
Nhiều người thường dịch là ” khai báo trung thực” nhưng phải cần làm rõ hơn đây là nghĩa vụ khai báo (duty of disclosure) của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những yếu tố quan trọng (material facts) có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng bảo hiểm.

Nghĩa vụ khai báo thông thường nghiêng về phía người đề nghị mua bảo hiểm, họ biết rõ các rủi ro cần phải mua bảo hiểm. Việc không khai báo có thể dẫn tới việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm.

Yếu tố quan trọng được xác định là những thông tin ảnh hưởng đến việc đánh giá của công ty bảo hiểm có chấp nhận bảo hiểm hay không, nếu chấp nhận thì phí và các điều kiện bảo hiểm sẽ ntn?

Ví dụ: Những yếu tố quan trọng
– Nhà máy có hàng hóa là những vật liệu dễ cháy ( bảo hiểm cháy nổ)
– Siêu thị có nhiều vụ ăn trộm ( bảo hiểm trộm cắp)
– Người mua bảo hiểm này đã từng bị từ chối bảo hiểm ( các loại hình bảo hiểm)

Luật pháp chấp thuận một số yếu tố ít quan trọng và không cần khai báo
– sự thật về việc giảm thiểu rủi ro hơn thông thường ( lắp đặt hệ thống báo cháy đối với rủi ro cháy nổ)
– sự thật công ty bảo hiểm phải biết ( đồ trang sức dễ thu hút kẻ trộm )

Nghĩa vụ khai báo được duy trì trong suốt quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng, trong thời gian thực hiện hợp đồng ( nếu có sự thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro) và sẽ tiếp tục khi tái tục hợp đồng.

B. Nguyên tắc bồi thường ( Indemnity)

Đây là một nguyên tắc cội nguồn của bảo hiểm, khi có tổn thất phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền lấy lại chính xác giá trị đã bị tổn thất mất mát ( không nhiều hơn hay ít hơn). Việc cố tình lấy nhiều hơn tiền bồi thường là việc vi phạm và dẫn đến sự vô hiệu của đơn bảo hiểm.

– Xác định số tiền bồi thường
Việc xác định số tiền bồi thường liên quan đến lợi ích bảo hiểm trước và sau tổn thất. Ví dụ nhà máy trước tổn thất cháy là 5 triệu USD, sau khi cháy còn lại là 4 triệu USD, thì bảo hiểm sẽ bồi thường phần chênh lệch giá trị tài sản là 1 triệu USD

Đối với bảo hiểm trách nhiệm việc xác định số tiền bồi thường rất khó khăn, thông thường cần sự phân xử tại tòa án để xác định được nghĩa vụ bồi thường trách nhiệm.

Việc bồi thường bảo hiểm tài sản là việc đàm phán giữa người bảo hiểm và người khiếu nại để xác định số tiền bồi thường. Bắt đầu từ việc ước tính chi phí sữa chữa để xác định là tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận.

Đối với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn con người thì giá trị con người là vô giá, nên nguyên tắc bồi thường sẽ dựa trên những tổn thất về tài chính.

– Phương pháp bồi thường
Sữa chữa ( repair); thường thấy ở bảo hiểm oto, xe được sữa chữa tại các gara
Thay thế ( replacement): Khi việc sữa chửa không đáp ứng được thì cần phải thay thế tài sản bị hư hỏng, mất mát
Khôi phục ( reinstalment). Đây là một hình thức mà người bảo hiểm khôi phục nguyên trạng trước khi tổn thất. Ví dụ xây lại ngôi nhà, nhà máy … Tuy nhiên hình thức này không phổ biến do những rủi ro nếu người được bảo hiểm không hài lòng với tài sản mới được khôi phục …

Trên thực tế người được bảo hiểm thường không nhận được đầy đủ số tiền bồi thường , do những nguyên nhân như đơn bảo hiểm có mức miễn thường, hoặc số tiền bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thấp hơn số tiền bồi thường…

nguồn : http://ebaohiem.com.